BẢN TIN CHIỀU - Trang 202

Trong đám phóng viên nổi lên những rì rầm bằng nhiều thứ tiếng về câu
hỏi và câu trả lời. Các nhân viên phục vụ của hãng Alitalia đang chuẩn bị
bữa ăn sáng cũng ngừng tay và lắng nghe chăm chú. Một người nhà báo
hỏi: “Các anh có nghe Ngài nói gì không – nô lệ!”.
Partridge đưa mắt nhìn ngườiquay phim và người phụ trách âm thanh. Cả
hai đều gật đầu. Anh chàng kỹ thuật viên âm thanh nói: “Chúng tôi cũng
nghe thấy như vậy”.

Một người khác đang bật lại băng ghi âm. Từ “Slaves” nghe rất rõ.
Một phóng viên của một hãng tin Anh nới với vẻ nghi ngờ: “Đức ngài
muốn nói “Slavs”. Chính Ngài cũng là người Slaves. Đó là điều chính
xác”.
“Từ “nô lệ” (Slaves) làm cho câu chuyện trở nên đáng lưu ý hơn”, - một
giọng khác chen vào.

Quả thực như vậy, Partridge cũng biết điều đó. Việc đưa tin thông thường
cách diễn đạt từ “Slaves” sẽ gây nên một sự tranh luận trên toàn thế giới,
thậm chí có thể tạo ra những tình huống thời sự quốc tế rắc rối, với những
lời buộc tội và lời qua tiếng lại giữa Cremli, Varsava và Vatican. Giáo
hoàng sẽ cảm thấy lúng túng, mà điều này sẽ làm hỏng chuyến đi thắng lợi
của Ngài.

Partridge là một phóng viên lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm trong nghề và
được các bạn đồng nghiệp kính trọng. Một số người coi anh như người
hướng dẫn. Anh suy nghĩ rất nhanh. Đây là một câu chuyện nóng hổi, một
điều ít khi xảy ra trong một chuyến đi của Toà thánh. Có thể không bao giờ
có một chuyện thứ hai như thế. Khuynh hướng của anh, một người hoài
nghi, là tận dụng nó. Mà tuy vậy sự hoài nghi cũng không trùm lấp sự lịch
thiệp thông thường: và một đôi lần trong công việc, đạo đức nghề làm báo
thực sự có tác dụng.

Sau khi đã quyết định, Partridge nói ra để mọi người cùng nghe: “Ngài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.