BẢN TIN CHIỀU - Trang 371

thêm nỗi đau mất đứa con trai của mình. Bản thân anh cũng hiểu, chỉ một
mất mát thôi cũng đã không chịu nổi, có lẽ là mất mát đau đớn nhất. Anh
và Gemma đã mong mỏi có con…

Anh thở dài… Ôi, Gemma thân yêu!
Anh đành chịu thua, thả mình theo dòng suy tư, trong khi chiếc xe chạy êm
như ru về Manhattan…
Anh nhớ mãi ngày ấy. Sau nghi lễ cưới đơn giản ở Panama City khi anh và
Gemma đứng trước cha xứ, nói lời thề nguyền mộc mạc, Partridge tin rằng
hôn lễ đơn giản thường đem lại hạnh phúc cho đôi lứa, trong khi đám cưới
linh đình, màu mè như gánh xiếc thường đưa tới những cuộc ly hôn.

Anh thừa nhận nghĩ như vậy cũng hơi định kiến, chủ yếu từ kinh nghiệm
bản thân. Lần cưới trước ở Canada, bà mẹ cô dâu một mực đòi “đám cưới
mặt toàn đồ trắng” trong đó có đủ lệ bộ phù dâu, vài trăm khách khứa và
làm lễ ở nhà thờ. Trước đó, phải còn tập dượt như trong nhà hát, làm cho
buổi lễ mất hết cả ý nghĩa. Sau đó, cuộc sống gia đình chẳng ra sao – mà
Partridge thừa nhận ít ra anh cũng có lỗi năm mươi phần trăm. Và lần ấy,
theo sự đồng ý của cả hai bên, họ nói lời thề thốt ấy trước sự hiện diện của
ông chánh án: cái câu thề sáo rỗng “Sống với nhau đến khi nhắm mắt xuôi
tay” ấy chỉ kéo dài được có một năm.

Nhưng sau lần cưới Gemma, ít ai có thể nghĩ lại bắt đầu trên chiếc chuyên
cơ của Giáo hoàng, tình yêu của họ ngày càng thêm nồng làm cho cuộc
sống gia đình càng thêm vững. Chưa khi nào trong đời Partridge cảm thấy
hạnh phúc như vậy.

Anh tiếp tục làm phóng viên thường trú của CBA, tại Rome, nơi mà theo
lời một đồng nghiệp làm cho hãng CBS đã nói, các phóng viên nước ngoài
có thể “sống như vua chúa”. Hầu như ngay sau chuyến đi theo Đức Giáo
hoàng trở về, Partridge và Gemma tìm được căn hộ trong một toà nhà cổ
xây từ thê kỷ XVI. Nằm giữa Spanisli Steps và Đài nước phun Trevi, căn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.