bố anh làm nghề nông nghiệp.
Sloane tốt nghiệp trường đại học Columbia, còn Partridge thì lại chưa học
hết trung học, nhưng làm việc trong giới báo chí nên kiến thức thực tế của
anh phát triển nhanh chóng.
Trong suốt một thời gian dài công việc của họ tiến hành song song: kết cục
là có vẻ như họ trở thành đối thủ của nhau. Bản thân Sloane coi Partridge là
một đối thủ, thậm chí còn là một đe doạ cho sự tiến bộ của anh. Anh không
chắc là liệu Partridge có nghĩ về anh như vậy không?
Sự ganh đua giữa hai người tỏ ra mạnh nhất là thời gian cả hai cùng đưa tin
về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Họ được hãng cử sang đó vào cuối 1967,
trên danh nghĩa là cùng một nhóm, và về một mặt nào đó thì họ có làm việc
với nhau. Tuy nhiên Sloane coi cuộc chiến là một cơ hội bằng vàng để anh
tiến thân; ngay lúc đó anh đã nghĩ tới nghề phát thanh viên và chương trình
Bản tin tối Toàn quốc.
Sloane biết rằng điều cơ bản trên con đường tiến thân của anh là phải xuất
hiện trong Bản tin tối càng thường xuyên càng tốt. Vậy nên, ngay sau khi
đặt chân tới Sài Gòn, anh quyết định không đi lang thang quá xa khỏi cái
“Lầu Năm góc Phương Đông” – Tổnh hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự
Mỹ ở Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, cách Sài Gòn chừng năm dặm –
và, khi anh phải đi lấy tin thì cũng không vắng quá lâu.
Giờ đây, sau bao năm tháng, anh vẫn còn nhớ lần hai người nói chuyện với
nhau và Partridge đã lưu ý: “Crawford ạ, cậu sẽ không bao giờ hiểu được
cuộc chiến tranh này bằng cách dự các cuộc nhảm nhí hoặc cứ ru rú ở
Caravelle đâu” – Điểm trên là tên giới báo chí dùng để gọi các cuộc họp
báo để thông báo về tình hình quân sự, tên sau là một khách sạn nổi tiếng
mà giới báo chí quốc tê, các nhân viên quân sự và dân sự cao cấp của Sứ
quán Mỹ thường tụ tập ăn uống, nhảy nhót.
“Nếu cậu định nói về mạo hiểm” – Sloane ngạo mạn đáp, - “thì tôi sẵn sàng
lao vào các chuyện mạo hiểm như cậu ấy”.
“Quên các chuyện mạo hiểm đi. Tất cả chúng ta đều lao vào chuyện mạo
hiểm cả. Tôi đang nói về chuyện đưa tin có chiều sâu cơ. Tôi muốn đi sâu
vào đất nước này và hiểu rõ nó. Nhiều lúc tôi muốn dứt ra khỏi đám quân