tích gạch ngói vụn. Có mấy người tập thể dục buổi sáng vừa đi vừa nhìn
xung quanh, lúc đi ngang qua bọn họ Tần Phóng còn nghe thấy họ nói thì
thầm: Hai ngày trước còn nở nhiều hoa như vậy sao bây giờ lại không thấy
đâu nữa kìa?
Đó là gốc cây mây nguyên thân của Tư Đằng, từ nay về sau e rằng chỉ
có mình cô biết gốc mây này ở đâu thôi.
Nhà Nhan Phúc Thụy đã bị phá hủy, Tần Phóng thuê một khoảng sân
nhỏ cổ xưa ở gần núi Thanh Thành. Trước hàng hiên trồng hoa, phía sau
nhà trồng trúc, dưới mái nhà treo một chiếc chuông gió; Trong vườn có một
hồ nước hình hồ lô, xung quanh trồng Lục La, Phong Tín Tử; Trong hồ
nước xanh biếc là vài chú cá chép vàng vàng đỏ đỏ trông rất vui mắt. Quả
nhiên Tư Đằng cũng rất thích, cô chỉ đưa ra một yêu cầu bảo Tần Phóng
chạy đến nhà sách mua mười lăm tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung về
cho cô.
Tần Phóng rất thích xem truyện kiếm hiệp của Kim Dung, không ngờ
Tư Đằng cũng có sở thích giống mình. Anh phấn chấn hỏi cô: “Hồi trước
cô có theo dõi sao, tôi nghe nói ban đầu truyện của Kim Dung là đăng trên
báo, cô cũng không nghĩ đến đã viết xong hết rồi phải không?”
Tư Đằng cười cười không nói.
Tần Phóng dẫn theo Nhà Ngói đi đến nhà sách, lật xem giới thiệu vắn tắt
về Kim Dung mới biết mình tẽn tò rồi. Kim Dung sinh năm 1924, năm
1955 mới bắt đầu viết bộ truyện kiếm hiệp Thư Kiếm Ân Cừu Lục, căn cứ
theo việc này thì khi đó Tư Đằng đã sớm chết nhiều năm rồi.
Lúc đưa sách cho Tư Đằng, Tần Phóng không nhịn được đã hỏi cô. Tư
Đằng nói: “Thời đó tôi có xem Hoàn Châu Lâu Chủ (1), nghe nói Kim
Dung cũng viết thể loại kiếm hiệp nên xem thử thế hệ sau viết thế nào.”
(1) Tiểu thuyết kiếm hiệp dần được hình thành và phát triển với dấu mốc
quan trọng của Hoàn Châu Lâu Chủ (1902-1961). Với tác phẩm Thục Sơn
Kiếm Hiệp, Hoàn Châu Lâu Chủ đã tạo một bước ngoặt lớn lao cho dòng
tiểu thuyết kiếm hiệp. Thứ nhất, Hoàn Châu Lâu Chủ là người đầu tiên viết
truyện kiếm hiệp theo kiểu phơi-ơ-tông đăng tải hàng ngày trên báo chí.
Thứ hai, tác phẩm Thục Sơn Kiếm Hiệp của Hoàn Châu Lâu Chủ đã tạo ra