một thế giới kiếm hiệp kỳ ảo khiến người đọc vô cùng say mê. Năm 1932,
tác phẩm Thục Sơn Kiếm Hiệp của Hoàn Châu Lâu Chủ đã tung hoành trên
tờ Thiên Phong báo (Thiên Tân). Với sức tưởng tượng phi phàm, kết thúc
ly kỳ, Hoàn Châu Lâu Chủ đã tạo nên một tác phẩm đậm màu sắc kiếm
hiệp với nhân vật truyền kỳ của phái Nga My. Điểm đặc biệt khiến Hoàn
Châu Lâu Chủ có ảnh hưởng lớn đến những tác gia kiếm hiệp sau này là
việc ông đã rất thành công trong việc xây dựng kết hợp mô tả nhân vật với
mô tả cảnh trí thiên nhiên, giảng giải văn hóa với nhiều đoạn tuyệt bút, văn
phong tuyệt mỹ kích thích cao độ trí tưởng tượng của người đọc. Thục Sơn
Kiếm Hiệp là nền tảng để một loạt những tác phẩm đương thời ra đời như
Giang Hồ Kỳ Hiệp của Bình Giang Nhất Tiếu Sinh (1890 – 1957), “Kỳ
Hiệp Tinh Trung truyện” của Triệu Hoán Đình (1877 – 1951), “Thập Nhị
Kim Tiền Tiêu” của Bạch Vũ (1901 – 1966) v. v..
Hoàn Châu Lâu Chủ ư? Đó giờ Tần Phóng chỉ từng nghe đến Hoàn
Châu Cách Cách thôi.
Tư Đằng cầm sách lên. Cô đơn giản không cần dọn nhà, ăn uống, ngủ
nghỉ gì cả, cô ngồi trên chiếc ghế mây ở hành lang yên lặng chăm chú lật
xem từng tờ một. Có khi xuất thần, lại có khi bỗng thở dài làm dấu sách lại
rồi đặt trên chiếc bàn đá bên cạnh, trầm tư thật lâu mới đọc tiếp.
Tần Phóng dẫn Nhà Ngói ngồi ở một góc sân khác xem sách thiếu nhi,
phần lớn là anh cho cậu xem truyện tranh, ngẫu nhiên cũng kể vài chuyện
cổ tích cho cậu nghe. Thỉnh thoảng anh cũng không nhịn được ngẩng đầu
quan sát Tư Đằng: Một yêu quái tao nhã đọc sách có lẽ bản chất cũng
không đến nỗi nào phải không?
Tuy nhiên anh nghĩ lại châm ngôn có nói: Lưu manh không đáng sợ, chỉ
sợ lưu manh có văn hóa. Như vậy yêu quái có văn hóa cũng càng khó đối
phó hơn rồi.
Đã rất trễ, Tư Đằng vẫn không có ý định đi ngủ nên Tần Phóng dẫn Nhà
Ngói đi ngủ trước. Trong lúc mơ mơ màng màng nhìn thấy có một cô gái
ngồi trước giường, bóng lưng giống An Mạn, anh đưa tay kéo. Nhưng anh
chụp trúng những ngón tay ướt nhẹp dinh dính rong rêu nhơn nhớt. Anh