của loài yêu quái này.
Nghe thấy hai chữ “khoa học”, mắt Vương Càn Khôn thoáng sáng rỡ.
PPT chuyển đến trang thứ hai, một từ đơn tiếng Anh to lớn xuất hiện –
Evolution.
Tuy Nhan Phúc Thụy không biết chữ này là gì, nhưng theo bản năng ông
biết đây là tiếng Anh. Ông len lén khều Vương Càn Khôn hỏi anh ta: “Có
nghĩa là gì?”
Vốn tiếng Anh của Vương Càn Khôn có hạn, còn chưa giỏi đến mức độ
này, lại không thể mất mặt trước Nhan Phúc Thụy nên chỉ có thể trừng mắt
nhìn ông: “Ông im lặng đi!”
Bạch Kim giải thích: “Đây là một từ đơn tiếng Anh, dịch ra tiếng Trung
có nghĩa là Tiến Hóa. Tôi cho rằng yêu quái là một loại tiến hóa của vật
thể.”
“Ví dụ đơn giản là trong loài người có một số sẽ có năng lực khống chế
ý niệm mạnh hơn những người khác. Người thường gọi đó là khí công hoặc
là dị năng. Tôi cho rằng người như vậy sẽ thuộc về thành phần tiến hóa
trong nhân loại. Với ý trên, động – thực vật cũng có thể xuất hiện tiến hóa.
Động vật vốn gần gũi với con người, có vui buồn giận dữ, cần ăn cơm uống
nước, thậm chí là có ngôn ngữ giao tiếp với đồng loại. Các nhà khoa học đã
có nghiên cứu với lá cây bằng điện kế, chứng minh được thực vật cũng có
tâm linh. Người xưa nói vạn vật đều có tâm linh, có thể vào một thời điểm
nào đó, ví dụ một số lượng rất ít ỏi của loại tâm linh này xuất hiện “lượng
biến nảy sinh chất biến” thúc đẩy động – thực vật bỗng nhiên tiến hóa. Mà
dấu hiệu tiến hóa là bọn họ có thể thích ứng với cuộc sống xã hội loài
người, có hình thể và tư tưởng của loài người. Đồng thời đặc tính của bản
thân cũng sẽ được tiến hóa thêm một bước lớn hơn.”
“Ví dụ như Tư Đằng, trong sách đạo trưởng Khưu Sơn đã ghi lại Tư
Đằng giỏi “siết chết” loài vật khác. Phải biết rằng quấn bện vốn là bản tính
của cây mây, mây thuộc về gỗ, dễ bắt lửa và dễ sinh trưởng. Nếu như cô ta
có thể lợi dụng những thứ này để hại người, vậy đó cũng là kết quả đặc tính
của bản thân cô ta bị biến dị lớn hơn. Nhưng cái lớn hơn này cũng có một
mức độ, làm sao cũng không thể dời núi lấp biển được. Cho nên trong điển