ra anh ta bỗng nhiên đổ mồ hôi như tắm, chắc là vì quá căng thẳng ngại
ngùng khi người khác lau đít hộ.
Anh ta không khóc lóc, không nôn mửa, không mất ngủ, không gào thét
lung tung, không có những cái tật thông thường mà tử tù thường mắc phải,
thậm chí không hứng thú với việc kháng án. Anh ta đeo cùm ngồi đó, chỉ
thỉnh thoảng ngây nhìn ô cửa sổ cao cao kia, ngây nhìn khoảng trời bên
ngoài cửa sổ, nhớ nhà, đặc biệt là nhớ đứa con gái vừa tròn tám tuổi. Hễ
thấy mặt trời mọc lên đằng Đông, anh ta lại nói Tiếu Mai nhà anh ta sắp đi
học rồi. Những lời ấy nói ra không biết bao nhiêu lần. Anh ta còn nói trước
đây mỗi lần đi từ mỏ về nhà, Tiếu Mai đều đứng ở cổng thôn đợi bố, cho
nên bây giờ hễ cứ nhắm mắt lại, là có thể nhìn thấy đôi mắt của con gái tít
xa kia. Ngoài tường cao của trại giam vọng đến một tiếng khóc trẻ con, anh
ta cũng rúng động toàn thân, rồi bảo: “Đứa trẻ này chắc bảy tám tuổi, cũng
là con gái đây mà.”
Những lời nói ấy nghe thật chua xót. Cường đại ca cho một túi thịt bò
khô Ngũ Hương, anh ta mân mê hồi lâu cái túi chân không ấy, lật đi lật lại
hai mặt, nói Tiếu Mai chưa từng ăn đồ thú vị mới mẻ này. Anh ta hy vọng
tôi tìm được người gửi ra cho con gái.
“Thôi anh ăn đi.”
“Không ăn đâu. Dăm bảy ngày nữa, tôi phải đi rồi, còn ăn làm gì?” Anh
ta lắc đầu.
Nghe thấy mấy chữ “đi rồi” không phải để chỉ đi dạo, đi phố hay đi làm,
tôi giật thót, cố gắng an ủi anh ta: “Anh đừng nghĩ ngợi lung tung. Đơn
kháng án sẽ có tác dụng, tòa phúc thẩm sẽ xem xét, họ chẳng phải đã đến
đây hỏi chuyện rồi sao? Chẳng phải có phóng viên bảo sẽ nói hộ anh
sao?...” Thực ra, tôi cũng hiểu lời an ủi này chỉ là nói suông thôi, đơn kháng
án tôi viết hộ hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Anh ta cười đau khổ, nói mình giết người nhiều quá rồi, giết quá độc ác,
dù thế nào cũng phải đền mạng. Chính quyền nhân dân không giết anh ta thì
không còn đạo lý, không còn giống chính quyền nữa, phải không? Anh ta