học. Chương trình học có một cải tiến làm cậu ta ngao ngán: cấm nói tiếng Tây
ngược hẳn với trước đây Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật. Lúc đầu, cậu bé nói tiếng mẹ
đẻ rất kém nên ít nói, cậu ta thấy lạc lõng nhưng rồi hoà nhập rất nhanh với bạn
bè trong lớp. Có hôm, thấy các cháu lúng túng không tìm được từ tiếng Việt
thích hợp, cô giáo phải nhắc nhưng lại dặn đừng kể với ai, vì làm như thế chúng
sẽ chóng quên tiếng mẹ đẻ, nhất là mấy đứa em gái Bảo Long. Còn cậu ta thì
vẫn say mê với đống sách truyện tiếng Pháp của ông nội là đức vua Khải Định
để lại, nhất là mấy cuốn truyện viễn tưởng khoa học của Jules Verne. Nhờ đọc
thẳng từ nguyên tác tiếng Pháp, nên những câu chuyện về đại uý thuyền trưởng
Nemo và về Phileas Fogg - những nhân vật trong tác phẩm của Jules Verne -
Bảo Long vẫn có dịp tiếp xúc với tiếng Pháp.
Bây giờ Bảo Long đi học không phải để sau này làm vua nữa. Với cái tên được
ghi danh là Nguyễn Bảo Long, cậu ta cũng chạy nhảy, rong chơi ngoài đường,
nô đùa, nghịch ngợm, cãi nhau, đánh nhau như mọi học trò khác. Không còn bị
ràng buộc bởi bao điều cấm kỵ gò bó như đối với một đông cung thái tử khi
trước. Các bạn học trong trường chẳng mảy may phân biệt đối xử, thù ghét gì
dòng dõi hoàng gia. Hơn thế mọi người vẫn kính nể ông vua cuối cùng triều
Nguyễn đã tự nguyện rời bỏ ngai vàng để giao chính quyền cho cách mạng rồi
trở thành cố vấn tối cao của chính phủ, ngang hàng với chủ tịch Hồ Chí Minh,
người giải phóng cho dân tộc.
Được cái Bảo Long học rất khá. Đứng đầu lớp, được ghi tên trên bảng danh dự.
Trong các buổi chào cờ ngày đầu tuẩn, cậu ta được vinh dự kéo lá cờ đỏ sao
vàng lên đỉnh cột cờ ở sân trường như mấy tháng trước đây cậu ta cũng được
chọn để kéo là cờ tam tài của nước Pháp?
Có những niềtn vui tuổi trẻ con mà trước đây trong cuộc sống trong cung cậu ta
không bao giờ được biết tới: đi chăn vịt với trẻ con đường phố, té nước vào
nhau trên các vũng nước trong mùa mưa xứ Huế. Lần đầu tiên, Bảo Long biết
thế nào là mùa mưa ở Huế. Mọi năm, cứ đến trước mùa Giáng sinh mấy mẹ con
bà Nam Phương lại kéo nhau lên nghỉ ở Đà Lạt có khí hậu vùng núi cao, để
tránh mùa mưa xứ Huế. không phải là mưa rào từng cơn mà là mưa phùn, lâm
thâm, không ngớt suốt đêm ngày, kéo dài từ tháng chạp năm trước đến tháng ba
năm sau. Mọi thứ đều ẩm ướt, đường sá nhớp nháp, cảnh tượng thiên nhiên
buồn bã.