BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 22

phồn vinh sẽ đến.
Vị Hoàng đế trẻ tuổi bàng hoàng trước bức tranh nhiều màu sắc, trước tiếng ồn
ào của đám đông trong các buổi đón tiếp mà ông phải ráng chịu như để thử sức.
Nhưng khi ông vượt qua chiếc cổng lớn để vào hoàng cung, biệt lập với thế giới
bên ngoài bằng một bức tường khá dày, đi qua cái sân rộng để vào nội điện ông
cảm thấy nơi đây thanh vắng, lặng lẽ và buồn thảm. Sau này. Ông viết trong hồi
ký: "Sau nhiều năm sống tự do tôi có cảm tưởng từ nay bước vào nơi giam
cầm..."(2).
Cảnh quan hoàng cung An Nam, so với năm thế kỷ trước đây, chẳng thay đổi
bao nhiêu. Giống hệt một nhạc viện, một nhà bảo tàng. Mọi nghi thức trong
triều theo lề thói Trung Hoa xưa vẫn tồn tại gần như y nguyên trong lúc chính
tại Bắc Kinh người Trung Quốc đã xoá bỏ hoặc đổi mới ít nhiều. Paris nay đã
lùi xa.
Chỉ còn là kỷ niệm tươi rói. Dưới con mắt lạnh lùng của chàng công tử bột,
những người sống chen chúc trong khu hoàng cung rộng năm chục hecta chỉ là
những con người cứng nhắc, cổ lỗ. Ở đây vừa là thánh đường thiêng liêng vừa
là những công trình kiến trúc nguy nga đồ sộ. Bí ẩn, uy nghiêm. Vua và gia đình
sống trong Tử Cấm thành, bao quanh là một tổng thể kiến trúc oai vệ hơn nhiều,
bề thế, như một công trình phòng thủ quân sự gọi chung là thành. Đây là trái tim
của Nhà nước, của đế chế phong kiến. Hoàng đế, một thánh nhân, vừa là người
vừa là thần, sẽ sống trong đó, được Trời giao cho việc lãnh đạo đất nước.
Thế còn các cuộc cải cách? Bởi vì đó là điều mọi người cả Việt lẫn Pháp mong
đợi khi Bảo Đại về nước. Ai nấy đều tin rằng cần thiết phải thay đổi, phải thức
tỉnh một đế chế đang ngủ.
Ngày 10 tháng 9, tức là về nước được gần hai ngày, Nhà vua đánh đòn phủ đầu,
nhằm vào những tập tục lâu đời mang tính hình thức đang cột chặt lối sống và
nếp nghĩ của Triều đình. Vị vua hai mươi tuổi chủ toạ buổi chầu truyền thống
trong đó các vị quan lại đầu ngành trong bộ máy hành chính nhà nước đến chúc
mừng Nhà vua mới trở về sau một thời gian dài vắng mặt.
Trước hết, Nhà vua phát biểu bằng tiếng Pháp. Điều này đã xúc phạm các vị
quan trẻ có tinh thần dân tộc lẫn các vị quan già được nhào nặn trong nền văn
hoá Trung Hoa.
Trong ngôn ngữ của Voltaire, chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ, Nhà vua giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.