các bà mệnh phụ sinh ra từ nguyên tắc này.
Theo thói quen, vua dậy từ 6 giờ sáng. Ngay lập tức vua phải ghi mấy chữ bằng
son về ngọc thể có gì bất an không vào một cuốn sổ do các thái giám trình lên
rồi đem đi bố cáo cho triều đình. Sau đó vua tiếp chuyện mấy bà phi đến vấn an
vào buổi sáng. Sau đó, vua bắt đầu làm việc, ngồi suy nghĩ hay đi lại một mình
đọc theo hành lang lắp cửa kính. Xưa kia, có các tiên đế dậy sớm nhấc bút làm
ngay mấy câu thơ như khai bút hoặc miệt mài đọc sách ở thư viện đồ sộ của
hoàng cung.
Cứ hai ngày một lần, theo lệ định từ xưa, Nhà vua cho gọi người đem kiệu đến,
ngài ngồi trên kiệu có người khiêng đến vấn an Thái hậu. Và cũng theo lệ từ xưa
để lại không hề thay đổi, vua ăn ba bữa một ngày.
Hàng ngày đúng sáu giờ rưỡi, ăn sáng, mười một giờ ăn trưa và mười chín giờ
ăn tối. Mỗi bữa có đến năm chục món khác nhau trong thực đơn được thay đổi
hàng ngày do một đội ngự thiện riêng. Cứ mỗi món được đậy kín bằng nắp hình
quả chuông bên ngoài ghi tên món ăn. Gạo thổi cơm phải được nhặt kỹ từng hạt
một để không một hạt thóc hay hạt sạn nào còn sót lại. Siêu đun nước chỉ dùng
một lần và thay siêu khác.
Cuối cùng là các thứ rượu uống. Thường là rượu ướp sen có mùi thơm. Vua
Đồng Khánh hàng ngày uống rượu vang Bordeaux theo lời khuyên của một thầy
thuốc Pháp. Vua chỉ ăn một mình, Hoàng hậu và hoàng tử cũng không được ăn
cùng. Bên cạnh lúc ăn có năm bà phi chầu chực sẵn để dâng các món ăn, đồ
tráng miệng và trà uống. Các bà nhiều khi bối rối vì năm chục món trong thực
đơn Nhà vua chỉ đụng đũa có vài món được ưa thích nhất.
Đến năm 1932, sự tôn kính quá mức, việc sùng bái mọi lúc đối với Nhà vua chỉ
còn là giả tạo. Không có quyền hành thực tế, màu sắc tô vẽ trở nên xám xịt hết
cả óng ánh không có chỗ làm lu mờ các màu sắc. Vương quốc mạt hạng... Đế
chế bù nhìn... Đó là những tính từ rất đúng mà những người yêu nước Việt Nam
cũng như cánh tả của Pháp dùng để chỉ chế độ quân chủ Việt Nam. Khoảng cách
quá xa giữa một bên là triều đình tráng lệ, đám triều thần đông đảo, các lễ nghi
sang trọng, các cung điện và bên kia là vai trò thực sự của Nhà vua. Nếu phải đi
đến một cuộc cách mạng, một cuộc cải cách, một vụ tàn sát hay bỏ rơi thì cũng
là một việc quá rõ ràng. Bất chấp ý chí cải cách của Nhà vua, Huế vẫn là kinh
đô của nhà nước quân chủ Việt Nam. Huế có một quá khứ quá nặng nề, một