thành phố có quá nhiều biểu tượng không dễ quẳng vào bóng tối chỉ vì mong
ước đơn giản của Nhà vua. Vả lại đô thành và mọi thứ ẩn sau nó còn quan trọng
hơn bản thân Nhà vua.
Huế đã được Nguyễn Hoàng, người khai sáng triều Nguyễn, một con người tài
trí tuyệt vời chọn làm nơi lập kinh đô. Giống như các Hoàng đế Trung Hoa,
chúa Nguyễn Hoàng đã chọn một địa điểm kỳ diệu để cho dòng họ mình lập
nghiệp. Ông hỏi ý kiến các thầy địa lý và được họ khuyên nên xây kinh thành ở
bên cạnh sông Hương. Một nơi lý tưởng, tránh được những ảnh hưởng bất lợi về
mặt phong thuỷ, phía sau một ngọn núi phủ đầy thông, nơi hợp lưu của các
nhánh sông Hương hiền hoà quanh co uốn lượn như rồng. Hơn nữa đây còn là
nơi an nghỉ của các bậc tiên đế. Cho nên càng không thể có vấn đề bỏ đất này để
đi tìm nơi khác đặt đế đô Toà thành chẳng có nghĩa gì trong trái tim và khối óc
của người dân xứ Huế. Đó chỉ là một nơi qua lại nơi dừng chân ngắn ngủi chẳng
có gì quan trọng. Cuộc sống chỉ là một chuyến viễn du. Sống gửi, thác về. Chỉ
có cái chết mới đáng kể, là trở về cõi vĩnh hằng(3).
Chính vì vậy các tiên đế của triều đại ngay từ khi còn sống mỗi người đã chú ý
xây lăng làm nơi an nghỉ tương lai cho mình sau khi rời khỏi cõi nhân gian.
Trong vùng đồng bằng không xa kinh thành, dựa vào các ngọn đồi thấp, có tất
cả tám lăng tẩm. Tất cả đều uy nghi, có cái rất đẹp, làm xúc động lòng người,
đều có ý nghĩa hơn cả trong các vật tượng trưng của ngai vàng để lại. Cho nên
không thể có vấn đề đi khỏi nơi này. Có nên rời bỏ một nơi mà các vị thần linh
đã ban phúc lành?
Chú thích:
(1) Lưu trữ bộ Ngoại giao, Vụ Á - Châu Đại dương Loại E, 1930-1940, hồ sơ
40.
(2) Bao Dai, Le Dragon dAnnam (Con rồng An Nam), Nhà xuất bản Plon.
(3) Bảo Đại, Huế, La Cité Interdite (Tử Cấm thành Huê), Nhà xuất bản Mengès,
1995.