Daniel Grandclément
BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC
AN NAM
Dịch giả : Chưa rõ
Chương 29
Sau hiệp định Genève tất cả dường như đã trượt qua tay Bảo Đại. Sự chia cắt
Việt Nam ở vĩ tuyến 17 trở thành hiện thực. Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa
được ông bổ nhiệm, không tuân lệnh ông, gạt bỏ ông, xem ông như một phần tử
không đáng kể.
Hiệp định Genève vừa mới ký kết được một tháng sau cựu hoàng nghĩ đến trở
lại Sài Gòn hay Đà Lạt, hai nơi nầy nằm trong vùng "tự do" do Việt Minh trao
lại. Ông muốn lập lại trật tự, khẳng định đường lối chính trị của ông, nhanh
chóng ngăn chặn cái rất giống như một âm mưu.
Cựu hoàng Bảo Đại, như suốt thời gian đất nước trải qua các cuộc khủng hoảng
suốt tám năm qua, vẫn ở Cannes, trong tư dinh của ông. Một dinh thự hơi hoang
vắng kể từ khi ông không còn được may mắn về chính trị nữa.
Cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở châu Á đã kết thúc. Một cuộc chiến tranh khác bắt
đầu, gần nước Pháp hơn, ở phía bên kia Địa Trung hải, ngày càng hiện diện rõ
hơn trong tâm trí người Pháp, vì có sự tham gia của một lứa quân dịch. Thế
nhưng thành phố Cannes chưa bao giờ lại vui như thế. Thiên hạ đổ đến các bãi
tắm ở Croisette hay La Napoule.
Ngày 23 tháng 8 năm 1955, cơ quan an ninh phân tích tình hình lần cuối cùng
trước ngày ông có thể trở về. Báo cáo viết: "Lần nầy không có vấn đề nghi thức
đón tiếp long trọng. Đây là cơ hội cuối cùng của cựu hoàng". Khi tham khảo ý
kiến các nơi, có người đặt thẳng vấn đề: "Tại sao Quốc trưởng không phản ứng
gì trước thái độ của Pháp tại hội nghị Genève. Người Pháp không thèm hỏi ý
kiến phái đoàn Việt Nam". Về phía người dân thường, theo kết luận của tất cả
nhân viên mật vụ, họ hoàn toàn thờ ơ trước sự đi đi về về của Bảo Đại". Tệ hơn
nữa, một số người nhấn mạnh "Uy tín của ông, sau mấy năm trị vì, ngày càng sa
sút, đánh dấu bằng hàng chuỗi thất bại dẫn đến hội nghị Genève, tại đó chính
nghĩa quốc gia đã bị nhạo báng". Hoặc trắng trợn hơn, "cuộc sống xa hoa đồi
truỵ của Cựu hoàng đã gây nên sự khinh nhờn. Hậu quả là sau hiệp định Genève