(thánh dòng tu Đôminích bị rút phép thông công và thiêu sống) của Việt Nam -
sẽ giữ vững quyền lực, và họ, những người sống về đêm, không phải là bạn của
ông.
Đi xa hơn nữa, cũng trong cuộc diễu hành ngày 21 tháng 10 đó trong đám diễu
hành, một hình nộm đeo kính đen to tướng được dòng đi giữa đám đông huyên
náo nhạo báng. Cuối cùng hình nộm được đặt vào quan tài đem chôn như thật
trong sự hoan hô của dân chúng.
Nhiều người khác mang những lá cờ vẽ chàn dung Bảo Đại lố bịch và dị dạng.
Ngay sáng hôm đó, dân Sài Gòn cũng thấy xuất hiện những những áp phích kỳ
dị mang hình ảnh cựu hoàng. Không phải là chân dung quen thuộc, uy nghiêm,
đáng kính mà là những biếm hoạ miêu tả một nhân vật kếch xù, vã mồ hôi, lê
lết, nằm dài, xảo quyệt, vụng về cục mịch xấu xí hết chỗ nói. Khi đám tang giả
kết thúc, đám đông đi theo họ đốt hết những biểu ngữ, áp phích khẩu hiệu vun
thành một đống lớn, cháy đùng đùng giữa đường phố ngay bên bờ sông.
Dửng dưng, luôn bình tĩnh, thủ tướng mới tiếp các cố vấn của ông, nghĩa là các
em trong gia đình ông. Không có họ, ông chẳng quyết định được gì. Họ có mặt
đông đủ trừ một người, bị cách mạng trừng trị năm 1945 ở Huế, được thay thế
bằng một tấm ảnh chân dung to tướng treo cao trên tường ngự trị phòng họp,
bên cạnh một tấm ảnh nhỏ hơn, ảnh cựu Hoàng hậu Nam Phương.
Mặc dù những lời nguyền rủa và thoá mạ của chính quyền mới đối với cựu
hoàng Bảo Đại, bà Nam Phương vẫn tiếp tục quan hệ với ông chủ mới của chế
độ Sài Gòn. Đó là thời kỳ của một kịch bản được dựng lên không biết lần thứ
mấy nhằm một lần nữa đưa Bảo Long lên đứng đầu vương quốc, với Ngô Đình
Diệm làm thủ tướng chính phủ. Hoặc với sự nhiếp chính của Nam Phương...
Một mớ lý lẽ hỗn tạp muôn thuở đã thất bại khi triều đại (phong kiến) đã sụp đổ.
Diệm là con quan, bản thân cũng là quan lại, người triệt để tôn trọng pháp chế,
rất sợ xoá bỏ nền quân chủ. Một năm trước đây, trong đại hội các đảng quốc gia
họp ở Sài Gòn, chính ông đã bảo vệ một kiến nghị đưa Bảo Long lên ngôi và
Nam Phương làm nhiếp chính. Cả hai đều có chung một đức tin, đều thờ Chúa
và cả hai tưởng như đã có thể hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp ấy.
Gia đình họ không còn quan trọng như những người của Nhà thờ. Ông Diệm rất
bất bình về cách cựu hoàng đối xử với vợ ông ta cảm thấy gần gũi với bà Nam
Phương, tỏ ra thông cảm với tính nghiêm ngặt của bà về đạo đức và tín ngưỡng,