BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 303

thử thách không được hưởng lợi ích của hoà hoãn quốc tê. Chính sách ấy còn
có nguy cơ làm hại đến hoà bình toàn thế giới".

40 năm sau đọc lại bản tuyên bố của Bảo Đại người ta thấy những lời cảnh báo
của ông có tính dự báo một cách lạ thường. Ông ít khi sai lầm. Từ thông điệp
gửi tướng De Gaulle năm 1945, đến công hàm ngoại giao gửi các đại diện của
các cường quốc mười năm sau, ông đã nhận định đúng. Trong thần thoại Hy
Lạp, Cassandre tuy bất lực nhưng đã tiên đoán một cách sáng suốt những tai hoạ
sẽ xảy ra trên đất nước.
Ông tiếp tục bị bỏ rơi. Hội đồng hoàng tộc họp ở Huế, vắng mặt bà Hoàng Thái
hậu Từ Cung, tuyên bố phế truất Bảo Đại khỏi cương vị Quốc trưởng. Ông còn
bị cấm không được lấy danh nghĩa hoàng gia và sử dụng tước hiệu Hoàng đế(3).
Tại Sài Gòn, Diệm phủ nhận toàn bộ giá trị của hiệp định Genève. Ngay tức
khắc, vị thế của ông được đưa lên cao hơn hẳn các tiền nhiệm. Muôn thuở là đối
thủ đồng thời là đồng loã của Bảo Đại, từ lúc còn trẻ, ông đã lận đận trong chốn
quan trường chậm bước trên các bậc thang quyền lực. Giờ đây thời thế đã đến
với ông trên tột đỉnh vinh quang. Ông phải tận dụng. Một cách hăng hái và điên
cuồng dồn nén suốt hai mươi ba năm.
Trái với Bảo Đại, ông thâm thù người Pháp. Dai dẳng từ lâu, từ khi cha ông,
Ngô Đình Khả, đại nội đại thần triều Thành Thái đã đứng về phía Nhà vua khi
ông nầy bị người Pháp phế truất năm 1907.
Ông theo Công giáo và là một con chiên ngoan đạo. Ông đã phụng sự Chúa
trong bốn năm tại một tu viện ở Hoa Kỳ trước khi về nước cầm đầu nhóm quốc
gia "cứng rắn" và đứng đầu chính phủ. Ở Hoa Kỳ ông đã gặp nhiều nhân vật
chính trị và nhất là đã nhận được sự ủng hộ của Hồng y giáo chủ Spellman nổi
tiếng. Chính Foster Dulles, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã áp đặt việc bổ nhiệm Diệm
làm thủ tướng thay Bửu Lộc.
Ngay sau khi nhậm chức, Diệm và gia đình đã xác định lập trường chống cộng
sản, nhưng trước hết là gạt bỏ tất cả những ai đã làm việc với Bảo Đại. Thoạt
đầu là các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài rồi cuối cùng là lực lượng Bình xuyên.
Các tướng lĩnh trong quân đội trung thành với Bảo Đại đều bị bãi chức. Cuộc
thanh trừng diễn ra không suôn sẻ. Tướng Nguyễn Văn Hinh tổng chỉ huy quân
đội không chấp nhận về vườn doạ đảo chính. Đằng sau ông ta là phần lớn quân
đội bao gồm hàng trăm ngàn người. Bảo Đại phải thuyết phục ông ta nghe theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.