mươi năm. Nhưng khi nói đến ông, bà vẫn tỏ lòng tôn kính, một điều "Ngài
Ngự" hai điều "Ngài Ngự". Lối nói ấy gợi lên một kỷ niệm. Còn "thứ phi"
Mộng Điệp mà vai trò gần như Hoàng hậu ở Buôn Ma Thuột, bà sống trong một
căn hộ hai buồng gần quảng trường Nation, quận 12 ở Paris, và bà Nguyễn Tiến
Lãng, cũng như chồng, đã đi theo bà Nam Phương đến cùng. Và còn nhiều
người khác, bà con thân thuộc đến hàng ngàn người, trong hoàng tộc đã trải qua
những bi kịch như nhau...
Khi các thế lực phương Tây bị quét sạch vĩnh viễn khỏi Việt Nam thì hầu hết
những họ hàng xa gần với hoàng tộc, những diễn viên cuối cùng trong kịch bản
về đế chế An Nam còn sống đều di tản ra nước ngoài trong những năm năm
mươi hay sau đó. Chỉ một số ít đã ở lại với chế độ mới. Có một số ngoại lệ,
trong đó có bà Hoàng Thái hậu Từ Cung mất năm 1980, đám tang được chính
quyền thành phố Huế giúp đỡ tổ chức với đầy đủ lễ nghi theo tục lệ Phật giáo.
Phần dông họ đều đã gần đất xa trời. Họ sống lặng lẽ, bị bỏ quên, chờ đợi sự
may rủi của lịch sử, nhưng không hy vọng. Từ vài năm nay trước công cuộc đổi
mới đang mở cửa cho đất nước lâu đời của họ, tất cả đều chăm chú theo dõi sức
khỏe ngày một tàn tạ của cựu hoàng.
Chú thích:
(1) Tướng hồi hưu Jean Julien Fonde, năm 1946 là thiếu tá trưởng phái đoàn
Pháp trong Ban Liên Kiểm (Commission de Contrôle et de Liaison). Ban nầy có
nhiệm vụ liên lạc giữa hai quân đội Việt - Pháp và kiểm soát việc thi hành hiệp
định 6 tháng 3 năm 1946 về mặt quân sự.
(2) Nguyễn Đắc Xuân, Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Bùi Mộng Điệp với cựu
hoàng Bảo Đại, đăng trên báo Kiến thức ngày nay số 527, ngày 1 tháng 4 năm
2005 (B.T.)
(3) Đó là chiếc ấn bằng vàng và kiếm có chuỗi nạm ngọc được Hoàng đế Bảo
Đại trao cho Trưởng phái đoàn Chính phủ lâm thời Trần Huy Liệu trong lễ
thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 ở Huế. Khi chiếm lại Hà Nội, Pháp tìm lại
được hai báu vật nầy không dám giữ đã làm lễ trao lại cho hoàng gia tại Buôn
Ma Thuột. Lúc nầy Bảo Đại vẫn ở Pháp cũng chẳng mấy quan tâm đến việc
nầy. Năm 1953, bà Bùi Mộng Điệp được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang hai báu
vật đó sang Pháp trao lại cho bà Nam Phương. Khi về Corrèze ở, bà Nam