Daniel Grandclément
BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC
AN NAM
Dịch giả : Chưa rõ
Chương 5
Ngài đại sứ kéo chiếc cổ áo rộng của tấm áo khoác để che kín cổ. Tháng ba rồi
mà ở Rome tiết trời vẫn còn se lạnh. Cuối cùng xe ông cũng đến đỗ xịch trước
mặt.
Ông chui ngay vào xe. Tức điên người. Xe đã thong thả lượn quanh đồi Quirinal
mà ông vẫn chưa nguôi giận. Hôm nay ông không cất tiếng chào người chỉ huy
cảnh vệ Thuỵ Sĩ như mọi lần khi anh ta ra lệnh mở cổng.
Đến lúc này Đức Giáo hoàng vẫn từ chối? Thật là quá lắm!
Ngài đại sứ Cộng hoà Pháp Charles Roux nổi khùng vì đã mất mặt, chỉ vì một
chuyện cỏn con này. Vào lúc cánh hữu và đảng áo đen đang ngoi lên chiếm ưu
thế trên chính trường nước ý, ngài đại sứ bên cạnh Toà Thánh La Mã thấy rằng
còn có việc khác phải làm hơn là đi thương lượng về một đám cưới ở cái xứ
thuộc địa xa xôi ở châu Á. Đáng lẽ chỉ là một thủ tục đơn giản thôi mà Toà
Thánh vẫn khăng khăng không chịu. Bởi lẽ tình yêu và dự định của Vua Bảo
Đại xin kết nghĩa trăm năm với một cô gái Nam Kỳ theo đạo Thiên chúa đang
gặp bế tắc. Ông đại sứ dùng từ hơi nặng nề khi ông nhớ lại những sự kiện xảy ra
gần đây nhưng ông không thấy trong đó có những chuyện khác để hiểu được
hơn mối liên quan với các câu chuyện ông vừa mới nói với các vị hồng y theo
dõi vấn đề này.
Cô Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, mới 20 tuổi, trẻ và đẹp đến mức Bảo Đại
không ngần ngại bỏ qua các điều ngăn cản của tập tục cũ. Cô là con gái út một
gia đình giàu có, có thế lực và ngoan đạo, dòng dõi các đấng tử vì đạo. Không
nói đến chuyện khác nhau về tôn giáo tín ngưỡng, cặp giai nhân tài tử này thật
là đẹp đôi, có nhiều nét tương đồng. Cũng như Bảo Đại, cô cũng được ăn học
lâu năm ở Pháp, tại một trường nội trú rất có nền nếp là trường nữ tu Les
Oiseaux ở Neuilly(1). Chuyện tình của họ đẹp đẽ như trong chuyện thần tiên.
Sống trong một gia đình ngoan đạo, thừa hưởng từ một nền giáo dục công giáo
từ tổ tiên, cha cô cũng đã từng theo học chủng viện Sài Gòn. Cô Nguyễn Hữu