BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 47

có tiền với giá cực rẻ: mười franc vàng một hecta(2). Nhất Sỹ ngay từ đầu đã
quan tâm đến việc kinh doanh lúa gạo, cung cấp lương thực cho quân đội thuộc
địa, chẳng mấy chốc đã làm chủ một vùng đất trải rộng từ phía nam Sài Gòn đến
Đồng Tháp Mười. Nhờ Sở Công chính Pháp giúp đỡ vùng đất bùn lầy đó trở
thành những cánh đồng phì nhiêu nhất nước. Và những người được mua đất rẻ
qua đấu giá thành những điền chủ gặp may và giàu có.
Ông ngoại của bà Nam Phương đã gả con gái cho một chàng thanh niên công
giáo nghèo nhưng ngoan đạo, học sinh một chủng viện nhỏ. Đó chính là cha đẻ
của Nam Phương.
Gia đình Nam Phương còn xây nhiều nhà thờ bằng đá và thạch cao để hiến cho
thế hệ sau. Một nhà thờ ở Chợ Lớn, một khu phố người Hoa gần Sài Gòn, một
nhà thờ khác ở ngoại ô gần đó ngày nay chung quanh có nhiều nhà máy sợi. Cả
hai nhà thờ nay vẫn còn khiến các con chiên nhớ đến lòng sùng kính đối với đức
tin của gia đình bà. Gia đình bà còn xây hai nhà lớn ở trung tâm Sài Gòn. Tất cả
đều đẹp và rộng. Một toà nhà giống như một cung điện nhỏ, rất thoáng đãng,
một toà nhà khác trong khu thợ dệt được nhiều khách đến thăm trầm trồ khen
ngợi là tiêu biêu cho kiến trúc thuộc địa của những năm 30. Nhưng người hâm
mộ chú ý các toà nhà đó có một khoảng không bên dưới sàn nhà cách ly với mặt
đất. Một sáng kiến kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam thời đó và rất tiện dụng.
Người Pháp và sau này là quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng không đó như một
căn hầm để giam giữ những người bị bắt. Bây giờ ngôi nhà đó được dùng làm
trụ sở của Uỷ ban nhân dân nhưng tầng hầm để không.
Những công trình xây dựng của gia đình Nam Phương để lại đẹp như khải hoàn
môn, không đổ nát, không hư hỏng vì thời tiết và chiến tranh còn mang dấu ấn
của gia đình. Nhất là Chợ Đủi. Đó là tên của nhà thờ Sài Gòn. Một nhà thờ
mang tầm cỡ khu phố nhưng có dáng dấp nhà thờ lớn khi ánh mặt trời rọi vào
các ô kính màu. Nhà thờ này còn vượt trội hẳn lên, to ra nhờ những công trình
kiến trúc ở bên cạnh: một cái động trên vách đóng những thẻ nguyện tạ ơn và xa
hơn một chút là một cây thánh giá to. Phía trong cùng gian giữa, đằng sau chỗ
đứng của dàn đồng ca, nay bị bỏ quên, làm chỗ chứa lộn xộn những ghế tựa và
đồ trang trí hỏng là hai bức tượng nằm bằng đá hoa cương che chở di cốt của
ông bà ngoại Nam Phương chôn bên dưới.
Trên sân trước nhà thờ, sừng sững một pho tượng mới dựng gần đây, có cái nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.