Đại về sau đều một nét buồn giống nhau trên khuôn mặt.
Phải đợi đến năm 1916, trong lúc các nước lớn đang sát phạt nhau trong cuộc
chiến tranh thế giới, chế độ quân chủ An Nam mới có cơ hội ngẩng cao đầu một
lần nữa. Nhà vua lúc đó, Hoàng đế Duy Tân, mới ở tuổi mười lăm hãy còn là
một đứa trẻ. Chính ông là người đã được chọn để không bị dìm xuống nước theo
lối giải thích của viên thiếu tá quân y. Vị vua trẻ tuổi nên đã có khả năng về thể
chất và về trí tuệ, ông cũng đủ để làm vua. Dù sao vai của ông cũng không mòn
mỏi vì những vinh quang trong cung đình. Ở tuổi mới lớn ông đã nghe được
những tiếng đồn từ Tokyo (thủ đô nước Nhật) vọng về, ở đó người anh em họ
của ông là Kỳ ngoại hầu Cường Để vẫn hoạt động ráo riết. Ông lắng nghe
những ý kiến khêu gợi tinh thần dân tộc yêu nước của những người lãnh đạo
nhóm quốc gia ở Huế luôn luôn được nhắc đi nhắc lại bên tai ông. Cuối cùng
một đêm ông vượt bức tường dày đến mười mét ra khỏi hoàng cung để đi gặp
những người mưu đồ khởi nghĩa.
Câu chuyện về cuộc nổi dậy đáng lẽ có thể rất đẹp, có thể sánh với bản anh
hùng ca của Hàm Nghi nhưng đã bị nhanh chóng quên lãng và nhanh chóng bị
dập tắt một cách đáng thương. Nhà vua ở tuổi còn trẻ đã bị bắt sau đó mấy ngày,
bị đối xử như một gian phi tầm thường, bị đánh đập, bị làm nhục và cuối cùng
bị đưa đi đày ở đảo Réunion. Và nhà nước bảo hộ đã không để Nhà vua đi đầy
một mình. Cha ông sẽ đi cùng. Vua cha Thành Thái, coi là bị "điên" đã bị phế
truất, nhưng phải đợi chín năm sau mới được nước Pháp quyết định số phận là
cùng đi đày ở đảo Réunion với con...
Những sự kiện đó xảy ra trong năm 1916 giữa chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đang diễn ra kịch liệt. Cuộc khởi nghĩa đáng thương không gây được sự chú ý
của dư luận. Paris cũng im lặng không đưa tin về giấc mộng độc lập của vua
Duy Tân mới 15 tuổi. Nhưng cũng theo thông lệ phải lập vua mới. Đó là Khải
Định, một người anh em họ của vua Duy Tân và thân phụ của Bảo Đại được
đánh giá có đầu óc sáng suốt, sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng đến từ phương
Tây.
Chú thích:
(1) Theo báo Illustration (Minh hoạ) Nhà vua hành tội các cung nữ bằng cách
cắm kim nhọn lên ngực họ và giao cho súc vật cắn xé.