triều đình, rất thân cận với Nhà vua, có trọng trách khuyên răn, can gián vua,
giúp vua dẫn dắt thần dân.
Trời oi bức. Chính Bảo Đại đã đích thân quyết định chọn tháng ba để tổ chức lễ
tấn phong con trai ông. Sau đó đến lượt các ông thầy xem tướng số đã xác định
rõ thêm nên chọn ngày nào là ngày tốt nhất trong tháng.
Ở Huế bây giờ là cuối mùa mưa cũng không phải thời điểm tốt nhất nhưng chắc
là Nhà vua đã nghĩ đến dự định cùng Hoàng hậu đi chơi Pháp vào mùa xuân tới
và có lẽ ông muốn tiến hành tấn phong con trai ông trước khi lên đường. Dù sao
cũng là mong muốn nếu không nói là lệnh của chính quyền bảo hộ để nếu xảy ra
điều bất hạnh, nhà nước bảo hộ không lúng túng trong việc chọn người kế vị.
Hoàng đế tương lai sẽ lấy tên hiệu là Bảo Long. Một quyết định do Gia Long
đưa ra cách đây hơn một thế kỷ. Để tránh lộn xộn ông đã sáng tác một bài thơ
gọi là "Đế hệ thi" xác định tên cho các triều tiếp theo(2) cho đến thế hệ thứ hai
mươi. Duy chỉ có cái mới khá quan trọng là lễ tấn phong phải làm vào buổi sáng
và do Toàn quyền Đông Dương chủ toạ. Xưa kia, có sứ giả của triều đình Trung
Hoa đến dự. Nước An Nam đã thay đổi nước thần phục bây giờ là nước Pháp,
do Toàn quyền Đông Dương là đại diện thường trực và thừa uỷ quyền để nắm
quyền cai trị khác với triều đình Trung Hoa trước đây chỉ nặng về danh nghĩa,
về biểu tượng. Năm mươi năm sau Hiệp ước bảo hộ đây là lần đầu tiên trong dịp
tấn phong con trai Bảo Đại làm Hoàng Thái tử thì sự thừa nhận của Pháp mới đi
vào nghi thức.
Dân chúng Huế ở ngoài thành được biết có lễ tấn phong nhưng họ không được
mời dự. Đây là một nghi lễ kín, nhiều màu sắc, trống chiêng ầm ĩ nhưng chỉ
dành riêng cho triều đình. Ngoài ra dân chúng ít khi được thấy mặt vua và quần
thần. Dù thế nào thì trong các lễ chuyển giao triều đại hay đăng quang, dân
chúng đều không được dự. Riêng chỉ có tế Nam giao là cho phép dân chúng
ngắm nhìn vua, gia đình vua và đoàn hộ giá.
Toàn bộ triều đình đi cách thành nội vài cây số đến đàn tế, nơi đây mổ hơn hai
chục con bò, cho đến khi Bảo Đại ban dụ bãi bỏ lệ này. Lễ Nam Giao là dịp để
vua báo cáo công việc trị vì cho Trời, người thầy che chở vua. Một lễ hội uy
nghi nhưng ba năm mới tổ chức một lần.
Văn võ bá quan lần lượt đến vái lạy trước Bảo Long. Lễ tấn phong kết thúc, mọi
người lũ lượt ra về. Các quan đình thần sắc phục hào nhoáng lui về tư dinh, còn