- Đúng rồi, có tiếng người kêu!
- Lại như có cả bước chân đang chạy ngoài đường nữa là thế nào nhỉ?
Điền và Cải bỗng dừng câu chuyện, ngơ ngác hỏi nhau.
Hai người vùng dậy bước ra ngoài.
Trăng cuối tháng đã lên khỏi ngọn tre, toả ánh vàng, ánh bạc mung
lung xuống cõi trần.
Đúng là có tiếng người kêu ngoài đầu làng, phía đầm sen, nghe rất rõ
"Đánh cho chết! Đánh cho chết!".
Lúc ấy, dễ chừng bằng người rấm chín nồi cám lợn. Ông Mải ngồi vót
nan đan cả ngày cũng mỏi, lên giường nằm. Còn bà vào nửa làng trong, có
cô cháu về đằng ngoại đang nằm cữ, gần tuần nay tối nào bá cũng vào ngủ
với cháu. Điền đi học tập trung ở trường một tuần về cũng mệt, hai anh em
ngồi ngoài bàn uống nước, chuyện trò được một lúc thì Điền rủ Cải vào
giường nằm cho đỡ mỏi, nói chuyện được lâu. Nhà ngoài chỉ còn mình
Viên với cây đèn hoa kỳ vặn nhỏ để trong màn. Viên có thói quen trước lúc
đi ngủ, buông màn xong thể nào cũng cầm chiếc đèn con vào soi muỗi, ở
làng quê vườn tược rộng, bờ bụi nhiều, cây cối loà xoà, rậm rạp nên nhà
nào cũng lắm muỗi. Bây giờ có thuốc phun, cũng bớt đi nhiều, chứ ngày
xưa, tối đến nhà nào nhà nấy còn phải mang trấu, bẫn vào trong nhà đốt ủ
cho khói nghi ngút để muỗi ngạt chết hoặc táo tác bay ra ngoài, đậu vạ vật
ở đâu đó cho người ngủ yên giấc, rồi khi ấy muỗi muốn tìm đến hơi người
thì lại bay vào.
Đúng là Viên với Bính, con trai duy nhất của bà Bao, vợ liệt sĩ Phạm
Công Bao (đàn bà vùng này thường chịu nước nép, lấy chồng là gọi luôn
tên chồng, có người đến lúc chết, cháu con cũng không biết tên cúng cơm
của bà, của mẹ là gì nữa), cháu gọi Phạm Công Thuật, Chủ tịch Xã, bằng
chú ruột. Viên và Bính chưa có gì gắn kết với nhau, theo nghi thức đã thành