BÃO ĐỒNG - Trang 80

tục lệ bền vững ở làng Xã mỗi khi trai khôn lấy vợ, gái ngoan tìm chồng.
Nhưng gần năm nay, nhất là từ khi Viên bị Ban Nông nghiệp Huyện cho về
giảm biên, sau khi Điền, anh trai Viên, bị kỷ luật, thì tự nhiên Bính lại hay
sang Phương Trà vào nhà Viên chơi. Viên ban đầu cũng chẳng nhận ra điều
đó. Bởi khi ấy cô đang buồn. Buồn nẫu ruột nẫu gan. Chứ lại không. Ai đời
học xong lớp mười, thi tốt nghiệp, nhưng không đủ điểm thi đại học, đành
vào trung cấp nông nghiệp Tỉnh vậy. Hai năm học vèo qua, tốt nghiệp loại
ưu mà Viên chẳng đi đâu được, trừ một nơi sẵn sàng tiếp nhận bất cứ người
nào, miễn là còn sức dài vai rộng, ấy là nông trường cói thuộc sở nông
nghiệp nằm mãi tận vùng bãi Đông Hưng cuối sông đầu biển. Viên ở nhà.
Cũng là hợp ý nguyện bà mẹ, chỉ muốn con ở nhà, rồi lấy chồng gần, có bát
canh cần nó cũng mang cho.

Nhưng được ít lâu, chẳng hiểu sao ông anh trai vừa lên chức Chủ

nhiệm hợp tác tháng trước, tháng sau đã xin được cho cô em gái lên làm ở
Ban Nông nghiệp Huyện. Viên sáng đạp xe đi làm, trưa ăn cơm Tập thể, tối
lại đạp xe về ăn ngủ ở nhà với mẹ. Cứ tuần tự như thế. Được vài tháng, bà
mẹ đã thấy con gái có gì khang khác. Quần áo giặt xong gấp cẩn thận, đặt
vào giữa tờ báo khổ rộng, gấp lại, để xuống dưới chiếu đầu giường. Tối nào
trước khi đi ngủ cũng đánh răng rất lâu. Trước chỉ đánh răng một lần sáng
ngủ dậy, giờ đánh ngày hai lần. Đánh răng xong rửa mặt, chải đầu. Dễ đến
một tháng, rồi hai, ba tháng chẳng mấy tối thứ bảy con gái không có bạn
trai đến chơi. Anh nào cũng lễ phép, ra thưa vào gửi, một điều cháu, hai
điều cháu, có anh còn mẹ mẹ con con ngọt như mía lùi. Vậy mà đời thật
không còn biết thế nào, nay nắng mai mưa, thậm chí sớm nắng chiều mưa,
khó lường. Viên đang là một cô gái danh giá, bạn trai nườm nượp tới nhà,
thì đùng một cái tháng trước anh trai bị kỷ luật cách chức Chủ nhiệm, tháng
sau em gái cũng ngậm ngùi cầm tờ quyết định giảm biên về địa phương.
Viên về ở nhà, với tâm trạng vô cùng chán ngán, dễ cả tháng không bước
chân ra đến ngoài. Phần vì buồn bực, xấu hổ, bởi không phải người nào ở
quê mỗi khi thấy người làng đi thoát ly, rồi lại quay về, cũng đều nhìn nhận
với ý nghĩ cảm thông, chia sẻ mà thường là soi mói, khinh miệt. Phần vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.