- Ta có lời khen thân vệ tướng quân, đã răn dạy thuộc hạ có thể thống. Phép
nước vì đó được nghiêm giữ. Ta sẽ tâu xin hoàng thượng đặc cách ban cho
tướng quân tước hai tư. Còn viên đô giám và tên lính kia, các ngươi ở địa
vị thấp hèn cũng biết giữ nghiêm phép nước. Ta còn biết nói thế nào nữa.
Gọi có một chút quà thưởng cho hai ngươi - Nói rồi, thái sư sai gia thuộc
đưa vào bốn tấm lụa, hai đĩnh bạc. Phu nhân đã lủi ra từ lúc nào không ai
biết.
================.
1.Tam khôi - ba học vị cao nhất thời xưa: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám
hoa lang. Đời Trần lấy tam khôi bắt đầu từ khoa Đinh mùi.
2. Thượng nguyên: ngày lễ vào rằm tháng giêng.
3. Phố tại bến sông. Tương đương với Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng
Buồm ngày nay.
4. Các vị đỗ đại khoa, từ thái học sinh (tiến sĩ) trở lên, vua ban cho mỗi
người một cái biển bằng gỗ có khắc bốn chữ: “Ân tứ vinh qui” sơn son
thiếp vàng. Mỗi người được sắm hai cái lọng; riêng quan trạng được sắm ba
lọng. Thường là việc chi về lễ vinh qui của các đại khoa, đều do các quan
đầu tỉnh có các vị tân khoa bỏ tiền công ra chi phí.
5. Di phong: Viên giữ việc dán kín tên ở các quyển thi để người chấm
không biết được quyển của ai.
6. Soạn tự hiệu: Viên giữ việc biên số hiệu vào các quyển thi.
7. Đằng lục: Người giữ việc viết lại các quyển thi.
8. Thí viện: Gồm các quan đề điệu, giám thí.
9. Khảo viện: Gồm các giám khảo, đồng khảo.
10. Ngự Diên: Toà nhà để vua giảng các kinh sách cho các quan trong triều
nghe. Vì khoa thi này sĩ tử kéo về đông, lại về trước thời hạn để tập văn.
Nên nhà vua cho mở cửa toà Ngự Diên và đích thân Thái tôn thuyết giảng
để đo lường sức học của nho sinh.
11. Tạp biên thực lục: Ghi chép các việc trong ngày, giống như ghi nhật ký
ngày nay.
12,13. Xem chú thích ở chương XIX.
14. Kinh nghi: Hỏi những điều còn ngờ trong các kinh.