nhưng chú con – một ông thái sư thống quốc, uy quyền át cả vua, mà không
bênh vực nổi. Con bảo ta còn sung sướng được cái nỗi gì?
- Sao quốc mẫu lại cho điều đó là một sự nhục mạ? Chắc quốc mẫu muốn
nhắc đến đám lính thân vệ, ngăn kiệu quốc mẫu qua chính môn dạo trước?
- Phải đó. Chuyện đó làm ta đau lòng mãi.
- Lẽ ra phu nhân phải mừng, bởi thái sư đã làm một việc cực kỳ chuẩn mực.
Chính việc làm của thái sư đã nêu một tấm gương cao khiết, vì vậy phẩm
hạnh của phu nhân càng thêm tôn quý. Việc ấy có chi phải buồn. Sao phu
nhân không tự thấy: càng ở ngôi cao, càng phải giữ gìn đức lớn thì thiên hạ
mới trọng nể. Ngay đến Thái tôn cũng còn đổi lỗi từng ngày để mưu việc
lớn cho trăm họ. Sửa mình là nghiệp thiện xưa nay, có gì mà phu nhân phải
trầm cảm tới uất kết ở trong lòng?
Nghe Chiêu Thánh nhân giải, phu nhân lặng thinh không đáp. Không hiểu
trong lòng bà đang diễn ra điều gì. Bà vui hay buồn. Giận hay thương. Điều
quan yếu là ở chỗ, bà có nhận ra lỗi lầm của mình, và có chịu đổi lỗi, hay
lại gây bè kết cánh để mưu hại người trung?
Linh từ quốc mẫu phải đâu là người hẹp lượng. Và có phải một mai một
chiều gì mà bà không hiểu tính nết thái sư. Thái sư không bao giờ dung
dưỡng sự lạm dụng dụng quyền hành. Nhớ lại việc ông đi tuyển câu đương
mà phu nhân nhờ vả, với việc bọn lính thân vệ ngăn kiệu của bà, thái sư
không hề bênh che. Điều đó chứng tỏ, ông không để cho tư tình khuất lấp
kỷ cương.
Giây lâu sau phu nhân mới lại nối lời:
- Lòng con sáng trong nên con nhận ra ngay điều phải quấy. Ta phải cảm tạ
trời đất đã dun dủi ta đến thăm con. Nghe con nói, lòng ta trở nên an tĩnh.
Hứa với con, từ nay ta không bao giờ phạm lại các điều ta đã mắc, khiến
cho đức ông và hoàng thượng phải phiền lòng.
Đúng là từ dạo ấy, lệnh bà đã tận tâm tu chính, khiến đức tốt của bà lan
truyền khắp kinh sư.
Sớm hôm sau phu nhân dậy sớm đánh thức Trịnh Huyền. Bà dúi cho Huyền
mười nén vàng và dặn: “Con giữ lấy để hộ thân cho hai thầy trò. Ta cấm
con không được hở cho Chiêu Thánh biết chuyện này. Có thể con chôn dấu