nghiên cứu về y lý, dược lý. Có khi tiên sinh đi chữa bệnh, hái thuốc dăm
ba ngày với một tên tiểu đồng. Các công việc mà Trần Thủ Độ nhờ ông
giúp chỉ là những việc gay cấn ở trong triều, ngoài các trấn, lỵ, sở và vùng
biên ải. Khi không quyết được, hoặc đã quyết như thế nào, ông điều hỏi ý
tiên sinh.
Sương mù nhạt dần rồi loãng ra, đã trông rõ cả hàng cột và mái ngói dãy
xuyên đường. Trong nhà, tiên sinh vẫn còn ngon giấc. Cả tiểu đồng cũng
chưa dậy quạt lò pha trà sớm cho tiên sinh. Chừng sốt ruột, Trần Thủ Độ
dấn thêm vài bước nữa vào phía nhà hậu đường. Ngay trước cửa ra vào, đôi
câu đối giấy mà tiên sinh treo còn khi ở lều tranh, nay được treo vào hai cột
bức bàn của gian giữa. Quan điện tiền đã đôi ba lần ngỏ ý xin tiên sinh cho
khảm đôi câu đối ấy, đều bị từ chối. Tiên sinh nói:
- Tôi như cánh chim trời, nay đây mai đó, không thích tính chuyện lâu bền.
Vả lại cứ để thế cho tiện. Lỡ khi tôi không còn ưa nữa, lật mặt sau viết
được đôi khác, thích hơn, lại đỡ tốn phí.
Trần Thủ Độ lẩm nhẩm đọc một vế:
CHU ĐẠI NHO MỖI TẦM KHỔNG, NHAN LẠC XỨ
Và vế bên kia:
ĐÀO XỬ SĨ TẠI VỊ HY - HOÀNG THƯỢNG NHÂN (1)
Thật ra thì quan điện tiền không hiểu nghĩa câu đối này. Nhưng ông cảm
nhận được nó là một biểu hiện cao thượng, nếu không nói là khinh bạc của
bậc cư sĩ (2).
Mãi tới lúc trời sáng rõ, Trần Thủ Độ mới nhận ra nơi cửa ngách đã mở. Ở
đây có lối thông ra vườn thuốc. Đúng lúc có tiếng thầy trò Hoàng tiên sinh í
ới phía ngoài vườn. Quan điện tiền vừa định đi ra lối vườn thuốc, đã thấy
tiên sinh đi về phía cầu ao, ngài còn ngoái lại dặn tiểu đồng: “Con nhớ múc
nước tới rửa hết sương cho mấy luống tam thất”.
Rửa chân tay xong, ông vào nhà thay áo, rồi ra mở cửa chính. Chợt trông
thấy Trần Thủ Độ ngồi chờ trên kỷ phía nhà bái đường, ông giật mình lên
tiếng:
- Chẳng hay có điều gì mà quan ông ghé chơi sớm thế?
Tiến lại phía nhà hậu đường, Thủ Độ nghiêng mình xá Hoàng tiên sinh rồi