Khuyết Danh
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Dịch giả: Phạm Văn Điểu
Hồi Thứ Hai
Chùa Kim Long, anh hùng cứu nạn.
Làng ẩn dật, Hồ Ly trả ơn.
N
ói về Ninh Lão tiên sinh dạy Bao Công, hễ nói qua là thuộc ngay, Ninh
Lão nghi là người nhà đã có dạy sách nào, hễ nói chưa hết câu trên là hiểu
được câu dưới. Ninh Lão rất vui vẻ nghĩ sau này Bao Công chắc sẽ hiển
đạt, nên thường cho là thần đồng, là kỳ tài, lại sửa cho tên Chửng nghĩa là
vớt, lấy ý sau này sẽ cứu vớt dân ra khỏi nơi nước lửa và đặt chữ là Văn
Chính, cũng lấy ý là người sẽ có tài về chính trị, vì chữ văn với chữ chính
nhập lại mà ra nghĩa ấy.
Ác qua thỏ lại, Bao Công học được năm năm, tuổi đã mười bốn, văn giỏi
thơ hay. Ninh Lão hằng thôi thúc nộp tên ứng thi, nhưng Viên ngoại chẳng
cho. Qua hai năm sau, Bao Công đã mười sáu tuổi, bấy giờ gặp kỳ tiểu
khảo, “ Ninh Lão tiên sinh không thể bỏ qua cơ hội tốt nữa, liền sang nhà
Bao Sơn nói rằng: "Ý tôi muốn cho Bao Công ứng khảo đã hai năm nay,
song bị Viên ngoại cản trở làm ra lôi thôi mất cả thời giờ, nay vừa tới khảo
kỳ, tôi tới cho cậu hay, nếu chịu đem Bao Công đi ứng khảo thời thôi; bằng
không, tôi xin thế quyền lo tính cho nó". Bao Sơn nói: “Việc thầy tính rất
phải, nhưng phải để tôi khuyên cha tôi đã". Nói rồi đến thưa với Viên
ngoại rằng: “Ninh Lão tiên sinh muốn chú ba ứng khảo ấy là vinh dự cho
nhà ta, chúng ta lẽ nào từ chối, thà là cho nó đi, tiên sinh không còn nói gì
được nữa". Viên ngoại ưng thuận. Bao Sơn mừng rỡ vô cùng, về nói lại với
Ninh Lão. Ninh Lão gật đầu xếp đặt các việc cho Bao Công ứng khảo.
Công việc ấy Viên ngoại không thèm để ý tới, chỉ có Bao Sơn là mong mỏi
cho nên hết lòng lo lắng thôi.
Ngày khảo thi đã qua, trời vừa rạng sáng, nghe tiếng chộn rộn trước ngõ,
Viên ngoại tưởng là bọn nha dịch nào, ai dè mở cửa ra là tin báo Bao Công
thi đậu. Viên ngoại nghe tin đã chẳng mừng lại ra chiều buồn bã, lui vào