lạy. Bao Công thấy thế cũng tức cười, song cố nhịn. Bao Hưng lạy xong lại
cầm bút chấm son, phạch giấy ra, suy nghĩ một lát, thình lình tay quây lia
lịa, như có người kéo dạy cho viết thành một câu: "Đào khí, đào khí. Đả
cai, đả cai". Viết xong lại lật đật xếp đốt rồi bước xuống, thấy Bao Công
còn ngồi sững vội nói: "Sao thầy không lên đài ngồi". Bao Công không biết
nghĩ sao phải lên ghế giữa ngồi, xem thấy trước mặt có một thanh kiếm,
một nghiên son, một quản bút, một tờ giấy, bất giác sinh ra cảm hứng, vội
vàng cất bút chấm son. Đương lúc suy nghĩ thình lình như có ai kéo tay,
viết đầy tờ giấy, mà cũng không biết là viết những gì, vừa muốn đọc lại,
bỗng nghe tiếng la hoảng ở ngoài, vội vàng xách kiếm chạy ra xem, thấy
Lý Bảo mặt mày hơ hải kêu líu lưỡi. Bao Công hỏi có chuyện gì, Lý Bảo
đáp: "Mới vừa ra tới viện, bỗng thấy một đạo bạch quang xông lên, làm cho
hồn phách tôi tản lạc cả". Bao Hưng nghe thế liền nói rằng: "Phải! Tôi đã
bảo anh khi nãy, nếu thầy cỏ thiết pháp thời đừng có lại đây, vì anh không
nghe lời mới có chuyện lôi thôi như vậy". Lý Bảo đáp: "Lão gia tôi nhận
thấy thầy thức khuya e mệt, nên sai ra dẹp đàn, đặng thầy về nghỉ cho
sớm". Bao Công nghe nói hối bảo Bao Hưng xách lồng đèn trở về thư
phòng an nghỉ. Còn bọn Lý Bảo dọn dẹp bàn ghế thấy có bức giấy vàng vẽ
chữ son và thanh gươm, tưởng là của pháp sư để lại trấn yểm tà quái, liền
đem vào trao cho bọn đầy tớ gái. Vừa quay ra, Lý lại bộ kêu bảo đem cho
người xem. Lý Bảo lấy đem lại. Lý lại bộ kê vào đèn xem, không phải là
phù chú gì, đó là một bài thơ tứ tuyệt:
Giữa chốn rừng sâu kẻ chịu ơn
Xui quăng bánh độc mới còn thân,
Giếng sâu trước đã đem ra khỏi
Nay giúp luôn nên cuộc hôn nhân.
Lý lại bộ thấy trong thơ ẩn tàng sự tích không hiểu ra sao, mới kêu Lý Bảo
sai ra dụ dỗ Bao Hưng dò hỏi lai lịch Bao Công, rồi mau mau trở về bẩm
lại. Lý Bảo vâng lệnh đi liền.