“Còn mâm đĩa và cái bầu mi đập bể thời sao?". Ngại Hổ đáp: "Thời tôi đền
tiền cho mấy người có được không?". Bọn họ nói: "Trả mấy món ấy cho ta,
chớ đền tiền mà làm gì?". Ngại Hổ nói: “Các người nói lạ quá, người đời có
sống có chết, đồ đạc có lành có vỡ. Không chịu cho đền, muốn đánh bao
nhiêu nữa thời đánh". Nói rồi để gói xuống cúi nằm dài dưới đất. Bọn họ
chưa biết nghĩ sao, bỗng có một người học trò trẻ tuổi vừa đi tới, thấy vậy
bèn hỏi rằng: "Thưa các ngài, chẳng hay người này tội lỗi chi mà các ngài
đánh khảo như vậy, xin các ngài vì tình tôi mà tha cho nó một phen". Bọn
ấy nói: “Thằng nhỏ này không biết con nhà ai mà nghênh ngang quá, đã
giật cá rượu của chúng tôi mà ăn lại còn đập bể mâm bầu chén đĩa nữa, nên
chúng tôi phải trừng trị nó. Nay ngài xin, thời tôi vị lòng mà tha cho". Nói
rồi kéo nhau về hết.
Người học trò thấy bọn họ đi rồi, liền lại gần Ngại Hổ thấy anh ta nằm úp
mặt vào tay áo bèn đỡ dậy. Ngại Hổ vừa ngồi dậy phủi áo vừa cười ha hả.
Người học trò bảo rằng: "Đừng cười, đừng cười. Tại sao mà bị chúng đánh,
nói lại cho ta nghe". Ngại Hổ đứng dậy nói: "Nhục lắm, nhục lắm đừng hỏi
nữa. Muôn ngàn lỗi đều tại tôi cả". Người học trò cứ hỏi mãi, Ngại Hổ cực
chẳng đã phải thuật rõ đầu đuôi lại cho y nghe. Người học trò nghe dứt
nghĩ rằng: "Cứ như lời nó nói thời thật là người hào sảng nên biết sai mà
nhận lỗi". Nghĩ đoạn xem lại dung nhan diện mạo của Ngại Hổ thì có vẻ
hào hiệp anh hùng, liền sinh lòng ái mộ, hỏi rằng: "Chẳng rõ tôn huynh là
ai?". Ngại Hổ nói: "Tôi tên Ngại Hổ, còn tôn huynh họ gì?" Người học trò
nói: “Tôi tên Thi Tuấn". Ngại Hổ nói: "Ủa! Té ra Thi tướng công đây sao!
Xin chớ cười tôi nhé". Thi Tuấn nói: ”Người trong bốn biển vẫn là anh em,
có lẽ nào lại cười nhau”. Ngại Hổ nghe câu ấy không hiểu là nói ý gì, tưởng
Thi Tuấn muốn kết làm anh em với mình, nên lật đật đáp rằng: ”Tôi là đứa
thô lỗ hèn hạ, nếu tôn huynh có lòng hạ cố, tôi xin vâng lời, mà bái làm
anh". Thi Tuấn biết Ngại Hổ nghe lầm song thấy anh ta là người cứng cỏi
gan dạ đáng cho mình kết làm bạn lắm, bèn nhận lời và hỏi rằng: ”Vậy tôn
huynh được bao nhiêu tuổi?!”. Ngại Hổ nói: "Tiểu đệ được mười sáu tuổi”.
Thi Tuấn nói: "Tôi lớn hơn một tuổi!”. Ngại Hổ nói: "Vậy thời đại ca ngồi