dưng đèn đuốc đâu mất hết, trong nhà tối thui, kêu mãi không ai lên tiếng,
vội vã quay mình trở lại. Đi được ít bước Thoại Long nghe tiếng mở cửa,
ngó lại thời đèn cháy sáng như cũ và nghe thấy Trịnh đồ kêu: "Ai mua đầu
heo?". Thoại Long nghe kêu trở lại, Trịnh đồ thấy mặt mừng rỡ nói quýnh
rằng: "Ồ? Tưởng ai đâu té ra là cậu hai, ủa sao cậu nói đi mau đầu heo
không đem thúng rổ gì hết vậy?". Thoại Long đáp: "Vì lật đật quá, quên
phứt đi, bây giờ làm sao?". Trịnh đồ nói: "Không hại gì tôi sẵn có cái bao
bằng vải đây, cho cậu mượn xách về sáng đem trả lại cho tôi cũng đặng”.
Nói rồi chạy vào xách bao ra, máu me còn dính, nói với Thoại Long rằng:
"Đầu heo tôi đã bỏ trong đó rồi “. Thoại Long lật đật lấy tiền ra trả, rồi xách
bao hối hả ra về.
Đi ngang bọn tuần đinh, chúng nó thấy bèn đón lại, hỏi: "Ai xách bao gì
đó?". Thoại Long đáp: "Tôi, tôi mua đầu heo". Vừa nói vừa thở hổn hển.
Tuần đinh thấy bộ anh ta nghi, lật đật mở bao coi, té ra trong ấy không có
đầu heo, lại có đầu một người con gái tóc tai rối bù, máu me bê bết. Thoại
Long thấy vậy hồn phi phách tán, chết sững người ra. Bọn tuần đinh liền
dắt về Nghiệp huyện. Trời sáng quan huyện ngồi hầu, tuần đinh dẫn Thoại
Long vào bẩm cái việc và cái bao làm tang. Quan huyện thấy Thoại Long
hình dung mỏng mảnh, mặt mũi hiền từ, rõ là một gã thư sinh, chớ chẳng
phải một tay gian ác. Quan huyện hỏi: "Mày tên gì, sao lại giết người như
vậy?“. Thoại Long khóc lóc thưa rằng: "Tiểu nhân tên là Hàng Thoại Long,
vì qua nhà họ Trịnh mua đầu heo quên đem rổ, Trịnh đồ bèn cho mượn bao
và đã đựng đầu heo vào hồi nào rồi, đưa cho tiểu nhân, tiểu nhân vô ý
tưởng thật xách về, gặp tuần đinh đón hỏi, mở ra mới hay là đầu người “.
Nói rồi khóc rống lên nghe rất thảm thiết. Quan huyện sai đòi Trịnh đồ tới,
thời nó chối là không có bán đầu heo cho Thoại Long, hỏi tới cái bao vải,
thời cũng chối là không phải của nó. Thương hại cho gã thư sinh tuổi nhỏ
làm sao tranh cãi cho lại miệng một đứa già hàm! May sao quan huyện lòng
lành, thấy Thoại Long nho nhã không nỡ gia hình, nên giam cả hai vào
ngục chờ ngày phân xử.
Văn Thị ở nhà trông con mãi không thấy về, đi hỏi thăm mới hay, oan ức
vô cùng, thảm sầu lắm nỗi, muốn vạch trời kêu lên, may đâu nghe Bao