BÃO THÉP - Trang 29

độ hành quân đạt trung bình 10 cây số trên giờ. Số khí tài hư hỏng không
lớn, chủ yếu là xích và bánh đỡ nặng. Trên cơ sở đó chúng tôi kết luận:
hoàn toàn có thể đưa được xe tăng vào chiến trường miền Nam, kể cả
những chiến trường xa nhất mà khi vào đến nơi vẫn còn dủ khả năng chiến
đấu.

Mấy cái đầu gật gù. Tổng tư lệnh quay sang vị đại diện Tổng cục kỹ thuật:

- Thế nào? Có thể chấp nhận được không?

Vị sĩ quan của Tổng cục kỹ thuật vội đứng lên:

- Thưa thủ trưởng! Nếu duy trì được tốc độ bình quân như vậy thì có thể
chấp nhận được.

Quay về phía ông Dương, Tổng tư lệnh lại mỉm cười:

- Nào! Xe tăng tiếp tục nổ đi!

Đã bình tĩnh hơn nên tham mưu trưởng Dương tỏ ra rất tự tin:

- Về những khó khăn của địa hình miền Nam đối với việc sử dụng xe tăng
chúng tôi cũng đã có nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Thông qua việc nghiên cứu
trên bản đồ, thông qua kết quả khảo sát thực tế và tổng hợp báo cáo của các
đoàn cán bộ xe tăng được cử đi các chiến trường từ năm 1964 đến nay
chúng tôi thấy rằng: mặc dù chúng ta không có những bình nguyên, sa mạc
rộng lớn, bằng phẳng như ở châu Âu nhưng cũng có những vùng có thể tác
chiến xe tăng với quy mô lớn khá thuận lợi như vùng Tây Quảng Trị, Nam
Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Ở đây địa hình chủ yếu là đồi thấp,
nền đất cứng chắc nên có thể sử dụng tất cả các loại tăng thiết giáp kể cả xe
hạng nặng. Còn ở địa hình đồng bằng ven biển chúng ta có thể sử dụng các
loại xe tăng hạng nhẹ, xe tăng bơi mà trong trang bị hiện tại chúng ta đã có.
Những cuộc diễn tập ở đồng bằng mấy năm vừa rồi cũng chứng tỏ điều đó.
Còn tình huống như đồng chí cục phó cục Tác chiến nêu ra là do chúng tôi
muốn rèn anh em cho sát thực tế hơn. Mặt khác, trong thực tế ở miền Nam
chiến thuật “thiết xa vận” của Mỹ với các loại xe M113, M41 cũng chứng tỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.