bản chất của tranh luận chính trị và giúp chính gia đó xác định ông ta có
thể và không thể làm gì, những vị trí nào ông ta có thể hay không thể giành
được. Bốn mươi hoặc năm mươi năm trước, thế lực này là một bộ phận
trong các đảng phái: thị trưởng các thành phố lớn, cố vấn truyền thông, môi
giới chính trị
[110]
ở Washington. Họ có thể tạo dựng cũng như phá sập sự
nghiệp của một người chỉ với một cú điện thoại. Ngày nay thế lực đó chính
là báo chí.
Ở đây cần lưu ý rằng: Trong ba năm từ khi tôi tuyên bố ứng cử vào
Thượng viện cho đến thời điểm cuối cùng của năm đầu tiên làm thượng
nghị sỹ, ảnh hưởng tích cực bất thường, đôi khi quá đà, của báo chí đem lại
khá nhiều lợi ích cho tôi. Chắc hẳn một phần là do tôi là người lép vế hơn
trong cuộc tranh cử sơ bộ vào Thượng viện, đồng thời tôi khác lạ vì là một
ứng lên da đen có lý lịch đẹp. Cũng có thể là do cách giao tiếp của tôi - rời
rạc, ngập ngừng và dài dòng quá mức (cả các nhân viên lẫn Michelle đều
luôn phải nhắc nhở tôi về chuyện này), nhưng lại được giới viết lách thông
cảm.
Hơn thế nữa, kể cả khi tôi là nạn nhân của vài tin xấu thì các phóng viên
tôi gặp cũng thường là người thẳng thắn. Họ thu âm lại những cuộc nói
chuyện, cố gắng đưa ra bối cảnh tôi phát biểu và gọi điện hỏi ý kiến tôi mỗi
khi tôi bị phê phán.
Vì vậy ít nhất đối với cá nhân tôi, tôi không có gì phải phàn nàn. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi có thể không cần quan tâm đến báo chí.
Chính xác là vì tôi đã thấy họ trao cho tôi một vai khó mà theo nổi nên tôi
muốn tìm hiểu tại sao tình huống theo chiều ngược lại có thể diễn ra nhanh
đến vậy.
Một phép toán đơn giản cũng chứng minh được điều đó. Trong 39 cuộc
họp ở các tòa thị chính tôi đã tổ chức trong năm đầu nhậm chức, trung bình
mỗi lần có 400 đến 500 người tham gia, có nghĩa là tôi đã được gặp khoảng
15.000 đến 20.000 người. Giả sử tôi vẫn duy trì được con số này trong cả