trung đánh vào dầu, đặc biệt ở lraq và Vùng Vịnh thì điều đó sẽ làm cho
chúng chết dần chết mòn".
Và sau đó là hậu quả môi trường của một nền kinh tế phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch. Gần như mọi nhà khoa học ở ngoài Nhà Trắng đều tin
rằng biến đổi khí hậu là có thật, nghiêm trọng, và ngày càng tăng do con
người vẫn liên tục thải khi carbonic. Nếu nguy cơ băng tan, mực nước biển
dâng cao, thời tiết thay đổi, bão nhiệt đới xảy ra thường xuyên, lốc xoáy
mạnh hơn, bão cát liên tục, rừng bị phá hủy, rạn san hô ngầm bị chết và
bệnh hô hấp cũng như bệnh do côn trùng gây ra tăng lên không phải là nguy
cơ nghiêm trọng thì tôi cũng không hiểu điều gì mới là nghiêm trọng.
Hiện tại, chính sách năng lượng của chính phủ Bush tập trung vào trợ
cấp các công ty dầu lớn và mở rộng khoan thăm dò - cùng với đầu tư chiếu
lệ vào phát triển nguồn năng lượng thay thế. Cách làm này chỉ có ý nghĩa
nếu nước Mỹ sở hữu nguồn dầu mỏ dồi dào và chưa bị khai thác, có thể đáp
ứng được nhu cầu (và nếu các công ty dầu thực sự không có lợi nhuận).
Nhưng nguồn cung đó không hề tồn tại. Nước Mỹ chiếm 3% trữ lượng dầu
toàn thế giới. Và chúng ta sử dụng 25% lượng dầu toàn thế giới. Chúng ta
không thể giải quyết vấn đề này bằng cách khoan giếng tìm dầu.
Việc chúng ta có thể làm là tạo ra nguồn năng lượng có thể tái sinh và
sạch hơn cho thế kỷ 21. Thay vì trợ cấp ngành dầu mỏ, chúng ta nên chấm
dứt mọi chính sách ưu đãi thuế mà ngành này đang được hưởng và yêu cầu
các công ty dầu có lợi nhuận hàng quý hơn 1 tỷ dollar phải dành ra 1%
doanh thu để tài trợ cho các nghiên cứu tìm năng lượng thay thế và đầu tư
vào cơ sở hạ tầng cần thiết. Dự án này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế,
chính sách đối ngoại và môi trường rất lớn - nó còn là phương tiện để chúng
ta đào tạo ra một thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư mới và là nguồn tạo ra
xuất khẩu và việc làm có mức lương cao.
Các nước như Brazil đã làm việc này. Trong ba mươi năm qua, Brazil đã
kết hợp quy định của chính phủ và đầu tư trực tiếp của nhà nước vào việc