ngờ hoặc che đậy sai lầm. Chính trong nước Mỹ, chúng ta đã phản bội lại lý
tưởng mà chúng ta từng hứa sẽ đem lại cho các quốc gia khác.
Tất cả những xu hướng này đều tập trung ở Chiến tranh Việt Nam. Hậu
quả nghiêm trọng của cuộc chiến này - đối với uy tín của chúng ta ở nước
ngoài, đối với quân đội (phải mất một thế hệ mới phục hồi lại được) và hơn
cả là đối với những người đã tham chiến - đã được ghi chép đầy đủ. Nhưng
có lẽ tổn thất lớn nhất mà Chiến tranh Việt Nam gây ra là làm mất đi lòng
tin giữa nhân dân và chính phủ Mỹ cũng như giữa chính những người Mỹ
với nhau. Kết quả của giới báo chí năng nổ và hình ảnh những bao nylon
đựng xác đầy rẫy trong các phòng khách là người Mỹ bắt đầu hiểu ra rằng
những người giỏi nhất, thông minh nhất ở Washington không phải lúc nào
cũng biết họ đang làm gì - cũng như không phải lúc nào cũng nói sự thật.
Ngày càng có nhiều người cánh tả lên tiếng phàn đối không chỉ Chiến tranh
Việt Nam mà cả mục tiêu rộng hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Theo họ, Tổng thống Johnson, tướng Westmoreland
[254]
, CIA, "tổ hợp
quân sự - công nghiệp" và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới
(WB) đều là những hình ảnh của sự ngạo mạn, hiếu chiến, phân biệt chủng
tộc chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc kiểu Mỹ. Người cánh hữu phản
ứng lại tương tự, cho rằng thất bại ở Việt Nam và sự suy giảm vị thế trên
trường quốc tế của Mỹ chính là trách nhiệm của đám người “đổ tội cho
nước Mỹ trước hết" - đó là những người phản chiến, dân hippie, Jane
Fonda
[255]
, tri thức ở các trường thuộc Ivy League và giải báo chí tự do,
những người đã bôi nhọ chủ nghĩa yêu nước, đi theo thế giới quan tương
đối và phá hoại ý chí chống chủ nghĩa cộng sản.
Phải thừa nhận rằng đây là bức tranh biếm họa do các nhà hoạt động và
các cố vấn chính trị dựng nên. Rất nhiều người Mỹ vẩn giữ thái độ trung
dung, vừa ủng hộ chính phủ nỗ lực chống chủ nghĩa cộng sản, đồng thời
hoài nghi những chính sách gây ra rất nhiêu tổn thất cho người Mỹ. Trong
suốt thập niên 70 và 80, người ta thấy tồn tại cả phe diều hâu bên đảng Dân
chủ lẫn phe hòa bình trong đảng Cộng hòa; trong Quốc hội có những người
như Mark Hatfield bang Oregon và Sam Nunn bang Georgia luôn tìm cách