thịnh vượng hơn - và các quy tắc chúng ta đề ra sẽ đem lại lợi ích cho cả
nước Mỹ lẫn thế giới.
Nhưng nếu chúng ta tìm cách áp đặt nền dân chủ bằng súng đạn, bằng
cách gửi tiền cho những đảng có chính sách kinh tế có vẻ thân thiện với
Washington, hoặc bị ảnh hưởng bởi thế lực của những người lưu vong như
Chalabi, người mà tham vọng rõ ràng không hề được bất cứ ai ở quê hương
ủng hộ, thì chúng ta đang tự đưa mình vào thế thất bại. Chúng ta đang hỗ
trợ những chế độ áp bức coi những nhà hoạt động dân chủ là công cụ của
sức mạnh nước ngoài và ngăn trở khả năng ra đời nền dân chủ thực sự nhờ
nội lực của chính nước đó.
Hệ quả đương nhiên là tự do không chỉ có nghĩa là bầu cử. Năm 1941,
Franklin D. Roosevelt đã nói ông mong muốn có một thế giới dựa trên bốn
quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không bị thiếu thốn
và không phải sợ hãi
[265]
. Kinh nghiệm của chính chúng ta cho thấy rằng
hai quyền tự do cuối cùng - không bị thiếu thốn và không phải sợ hãi - là
điều kiện tiên quyết cho tất cả mọi người. Đối với một nửa dân số thế giới
tương đương khoảng 3 tỷ người đang sống với thu nhập dưới 2 dollar một
ngày thì bầu cử dù hoàn hảo nhất cũng chỉ là phương tiện chứ không phải
mục đích, là điểm xuất phát chứ không phải kết quả cuối cùng. Những
người này không cần "nền bầu cử' bằng những nhu cầu cơ bản mà đa phần
chúng ta coi là một cuộc sống tốt - thực phẩm, mái nhà che nắng mưa, điện,
y tế tối thiểu, giáo dục cho con cái và có thể sống bình thường mà không
phải chịu đựng tham nhũng, bạo lực hoặc quyền lực độc tài. Nếu chúng ta
muốn giành thiện cảm của người dân Caracas, Jakarta, Nairobi hay Tehran
thì đem đến các hòm phiếu là chưa đủ. Chúng ta cần đảm bảo những quy
tắc quốc tế mà chúng ta đang xúc tiến sẽ nâng cao, thay vì cản trở ý thức về
vật chất và an toàn cá nhân của mọi người.
Điều này có lẽ khiến chúng ta phải tự nhìn lại chính mình. Ví dụ, Mỹ và
các nước phát triển khác liên tục yêu cầu các nước đang phát triển xóa bỏ
các rào cản thương mại bảo vệ họ trước sư cạnh tranh, trong khi chính