vì tuân theo quy tắc do Mỹ đề ra, các nước nên chống lại nỗ lực bành
trướng vai trò bá chủ của Mỹ; họ nên đi theo con đường phát triển của riêng
họ, tìm lãnh đạo trong những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả như
Hugo Chávez
[264]
của Venezuela, hoặc quay lại những nguyên tắc xã hội
truyền thống như đạo Hồi.
Tôi không bác bỏ ngay nhưng lời phê bình đó. Nói cho cùng nước Mỹ và
các đối tác phương Tây đã xây dựng ra hệ thống thế giới hiện tại: đó là cách
chúng ta làm - chuẩn mực kế toán của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta, luật
sở hữu trí tuệ của chúng ta, công nghệ của chúng ta, văn hóa của chúng ta -
mà cả thế giới phải điều chỉnh theo tất cả những thứ đó suốt năm mươi năm
qua. Nhìn chung hệ thống này đem lại sự thịnh vượng cho những nước phát
triển nhất, nhưng nó cũng làm cho rất nhiều người bị tụt hậu - một thực tế
mà các nhà hoạch định chính sách phương Tây thường bỏ qua, đôi khi còn
làm trầm trọng hơn.
Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng lời phê bình kia đã sai khi cho rằng những
người nghèo sẽ có lợi hơn nếu từ chối tư tưởng thị trường tự do và dân chủ
tự do.
Không ai, dù thuộc nền văn hóa nào, lại thích cuộc sống bị chèn ép.
Không ai muốn sống trong sợ hãi chỉ vì người đó có quan điểm khác biệt.
Không ai muốn bi nghèo hoặc đói, và không ai muốn sống trong một chế độ
kinh tế mà thành quả lao động của họ luôn không được đền đáp. Hệ thống
thị trường tự do và dân chủ tự do, đặc trưng của những quốc gia phát triển
nhất, có thể vẫn còn sai sót; nó cũng có thể thường mang lại nhiều lợi ích
cho người có quyền lực hơn là người không có quyền lực. Nhưng hệ thống
đó luôn luôn được thay đổi, được cải thiện - và chính nhờ sự cởi mở, chấp
nhận thay đổi đó mà nền dân chủ tự do dựa vào thị trường đem lại cho
người dân trên toàn thế giới cơ hội tốt nhất để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì vậy, thách thức đối với chúng ta là phải đảm bảo các chính sách của
Mỹ sẽ dẫn hệ thống quốc tế theo hướng công bằng hơn, có công lý hơn và