được được những giá trị truyền thống như sự chăm chỉ, lòng yêu nước,
trách nhiệm cá nhân, tinh thần lạc quan và niềm tin tôn giáo.
Việc thông điệp này của Reagan có được một đội ngũ thính giả lắng
nghe không chỉ cho thấy khả năng giao tiếp, truyền đạt của ông mà nó còn
chứng tỏ trong suốt thời kỳ kinh tế đình trệ, chính phủ tự do đã thất bại
trong việc tạo cho tầng lớp cử tri trung lưu một cảm giác rằng chính phủ
đang làm việc vì họ. Vì thực tế chính quyền ở các cấp đã tiêu tiền thuế của
người dân quá thoải mái. Bộ máy quan liêu quá thường xuyên quên đi chi
phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ.
Trong phe tư do có nhiều lập luận coi trọng quyền lợi và quyền lực hơn
trách nhiệm và nghĩa vụ. Reagan có thể đã thổi phồng quá mức những lỗi
lầm của hệ thống phúc lợi xã hội, và có lẽ những người tự do đã đúng khi
phê phán chính sách của Reagan quá nghiêng về tầng lớp giàu có khi các
công ty hàng đầu kiếm được lợi nhuận khá lớn trong suốt thập kỷ 80, trong
khi các hiệp hội ngành bị phá sản và thu nhập của tầng lớp lao động trung
bình thì không hề thay đổi.
Nhưng bằng cách hứa hẹn sẽ đứng về phía những người làm việc chăm
chỉ, tuân thủ luật pháp, quan tâm chăm sóc gia đinh và có tinh thần yêu
nước, Reagan đem lại cho người Mỹ cảm giác chung là phe tự do không
còn đoàn kết nữa. Nên khi đội quân phê bình ông càng chê bai nhiều thì họ
càng lún sâu vào vai diễn ông dành cho họ - một nhóm thượng lưu chính trị
xa cách, chỉ thích đánh thuế và chi tiêu và luôn đổ lỗi cho đất nước.
***
ĐIỀU ĐÁNG CHÚ Ý với tôi không phải là hiệu quả tức thời của công
thức chính trị mà Reagan tạo ra, mà là hiệu ứng lâu dài từ những bài phát
biểu của ông. Mặc dù đã 40 năm trôi qua, nhưng sự hỗn loạn của thập kỷ 60
và hậu quả dữ dội của nó vẫn còn ảnh hưởng đến các diễn văn chính trị
ngày nay. Phần nào đó nó cho thấy nhưng người trưởng thành vào thập kỷ