cực ở Chicago hồi thập kỷ 60 và đang giảng dạy ngành đô thị học ở Đại học
Northwestern. Lúc đó tôi quyết định theo học trường luật sau ba năm làm
nghề tổ chức cộng đồng: và vì ông là một trong số ít những người giảng dạy
nghiên cứu tôi quen nên tôi nhờ ông viết cho tôi một lá thư giới thiệu.
Ông nói ông rất sẵn lòng, nhưng trước hết ông muốn biết tôi định làm gì
với bằng luật. Tôi nói tôi quan tâm đến vấn đề quyền công dân, và lúc nào
đó tôi sẽ thử bước vào chính trường. Ông gật đầu và hỏi liệu tôi đã suy nghĩ
về những vấn đề liên quan đến con đường sự nghiệp đó hay chưa, tôi sẵn
lòng làm gì để ra tờ báo luật, để liên minh với ai đó hoặc để được bầu vào
một vi trí nào đó rồi tiến xa hơn. Theo ông, thường thì cả luật và chính trị
đều đòi hỏi phải biết thỏa hiệp không phải về từng vấn đề cụ thể mà về
nhưng thử cơ bản hơn - đó là giá trị và lý tưởng của mỗi người. Ông nói
ông không định khuyên ngăn tôi vì đó là thực tế. Chính vì ông không sẵn
lòng thỏa hiệp nên mặc dù rất nhiều lần ông đã được mời tham gia chính
trường thời trẻ, nhưng ông luôn từ chối.
"Về bản chất thỏa hiệp không có gì là sai trái” ông bảo "Tôi chỉ không
hài lòng về chuyện đó. Và tôi khi càng nhiều tuổi tôi càng nhận thấy rằng
mình chỉ nên làm những gì khiến mình hài lòng. Tôi nghĩ đấy là một trong
những ưu điểm của người lớn tuổi, cuối cùng thì mình cũng biết cái gì quan
trọng với bản thân. Ở tuổi 26 thì khó mà biết được những điều đó. Vấn đề là
ở chỗ không ai khác có thể trả lời được câu hỏi đó cho cậu. Cậu phải tự tìm
lấy câu trả lời".
Hai mươi năm sau, khi nghĩ về lần nói chuyện đó, tôi thấy mình biết ơn
những gì ông nói hơn trước rất nhiều. Vì khi tôi đến cái tuổi biết được mình
cần gì thì mặc dù so với ông tôi dễ tính hơn khi phải thỏa hiệp, tôi vẫn biết
rằng tôi không hài lòng với việc xuất hiện dưới ánh hào quang của camera
truyền hình hay nhận được những tràng vỗ tay của đám đông. Mà đó là khi
tôi thấy mình càng ngày càng giúp được nhiều người có thể sống đàng
hoàng hơn một cách khá rõ ràng.