đã thấy vũ lực không thể thắng nổi trái tim người, xin các ông xóa bỏ mọi
hận thù cũ".
Chúng ta nhất định thắng bởi vì chúng ta biết sống làm người và có
đạo lý làm người. Chúng nó khiếp phục chúng ta và chúng nó nhất định
thua bởi vì chúng nó sống kiếp thú vật, phi nghĩa, sống cũng như chết.
V. KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
ĐỂ BẢO VỆ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Giữa cái sống và cái chết, không phải Nguyễn Đức Thuận và các
đồng chí, đồng bào yêu nước của chúng ta liều mạng mà chết, hoặc chờ đón
cái chết nhẹ như lông hồng, như những anh hùng thần thoại. Không, không
phải họ là những siêu nhân, những thần thánh. Họ chỉ là những con người
bình thường nhưng họ có lý tưởng làm người của chủ nghĩa cộng sản. Mà
muốn giữ vững được lý tưởng làm người ấy, họ phải trải qua những cuộc
vật lộn với bản thân mình vô cùng gay gắt. Mỗi phút mỗi giây ấy lòng tham
sống sợ chết đến mê hoặc họ bằng nhiều thứ ngụy luận làm lu mờ lý tưởng,
làm trùng gân cốt đấu tranh. Anh Tín đã từng băn khoăn mãi trước hai chữ
"ly khai" và cái dấu hỏi ở trên tường xà lim. Anh Bình đã từng vật vã biết
bao nhiêu đêm không ngủ, và Nguyễn Đức Thuận cũng đã từng bao nhiêu
lần đi đi lại lại hết đêm trong gian chuồng cọp chật hẹp, vật lộn với cái cá
nhân nhỏ bé của mình.
Kẻ địch dồn người tù chạy quanh cõi chết, nếu người tù không "ly
khai" thì cũng là sống trong cõi chết, trong khi đó địch ngỏ một cánh cửa
"ly khai". Chỉ một phút do dự, nếu anh không đấu tranh được với bản thân,
mon men đi gần tới cánh cửa đó, là chúng đánh phá cực kỳ ác liệt làm cho
bản năng ham sống của anh trỗi dậy thật mạnh mà tặc lưỡi nhào qua cửa.
Nguyễn Đức Thuận đã phân tích sâu sắc những cuộc vật lộn dai dẳng
như thế với chủ nghĩa cá nhân. Anh nói: "Cần nói thật công bằng rằng ở
trong tù cái diện của chủ nghĩa cá nhân đã mở rộng cả ra những điều mong