tù không thể nào chịu nổi được nữa, đẩy người tù vào một cái thế: muốn
sống phải đầu hàng, muốn trung thành với cách mạng, phải chết. Đến lúc
này, ai quyết chết cho cách mạng thì mới bảo vệ được khí tiết.
Đồng thời với phương thức đánh phá thể xác người tù, chúng cũng
dùng đủ mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lý nhằm khơi sâu, khoét sâu và kích
chủ nghĩa cá nhân trong mỗi người tù lên, đem cái chủ nghĩa cá nhân này
chống đối lại cách mạng. Chúng hiểu rõ rằng chủ nghĩa Mác - Lênin và
Đảng ta triệt để chống chủ nghĩa cá nhân, mà trong con người tù, chủ nghĩa
cá nhân trồi lên chừng nào thì tinh thần cách mạng sẽ thụt xuống chừng đó.
Đúng như vậy, quan hệ theo tỷ lệ nghịch giữa chủ nghĩa cá nhân và tinh
thần cách mạng có thể đọc được rõ ở mỗi người như đọc trên hàn thử biểu
vậy.
Diệm định lấy Côn Đảo làm điển hình của "nhà tù không song sắt",
một thứ trò bịp của Huê Kỳ đã thực hiện ở Philíppin. "Nhà tù không song
sắt", nhà tù trong đó tù "đi lại tự do"(!), tù ăn mặc như thường dân, tù ca
hát, tù hô khẩu hiệu và học tập những điều bọn cầm quyền quy định. Có cái
gì lạ đâu! Một thủ đoạn lừa gạt, một hình thức giả tạo che bọc cho chính
sách truy bức tư tưởng mà thôi! Và những người tù kia, nào ai xa! Những
người bị truy bức tư tưởng đã đầu hàng địch, vô tình hoặc cố ý biến mình
thành công cụ tô son vẽ phấn cho chế độ của địch mà thôi.
Tóm lại, hoàn toàn là trò bịp, cái "nhà tù không song sắt" của chúng.
Những người tù bị đày ra Côn Đảo phần lớn là những người có tinh
thần chống đối kiên quyết và là cán bộ của phong trào cách mạng. Cho nên
mức độ truy bức tư tưởng của người tù ở Côn Đảo cũng khác hẳn các nhà
tù khác.
Bọn Diệm chia tù chính trị ra hai loại: tù án và tù can cứu hoặc tù an
trí. Tù án là những tù chúng kết án từ năm năm khổ sai đến chung thân và