BẮT SÓNG CẢM XÚC - Trang 25

Richard Moreland và Scott Beach, hai nhà tâm lý học đến từ Đại học Pittsburgh, đã

tiến hành nghiên cứu xu hướng này ngay tại trường và kéo dài suốt một học kỳ. Họ
chọn bốn cô gái cùng tuổi, có dáng vẻ gần giống nhau, cùng dễ thương, lôi cuốn và
thân thiện. Tiếp theo, họ yêu cầu bốn cô gái tham gia khóa học tâm lý được tổ chức
trong một giảng đường có 200 sinh viên. Không sinh viên nào biết trước cuộc nghiên
cứu này. Cô gái đầu tiên học 15 tiết, cô thứ hai 10 tiết, cô thứ ba 5 tiết, còn cô cuối
cùng không học tiết nào.

Mỗi cô gái đều đến giảng đường trước giờ học vài phút, đi chầm chậm trước các

dãy ghế rồi ngồi ở vị trí mà tất cả sinh viên đều có thể trông thấy. Trong suốt giờ
học, họ chỉ lắng nghe và ghi chép. Một vài phút sau khi buổi học kết thúc, họ sẽ đi từ từ
về phía cuối hội trường để ra về. Các cô gái không được phép giao tiếp (ngôn ngữ
hoặc phi ngôn ngữ) với các sinh viên khác. Các sinh viên còn lại trong hội trường chỉ
nhìn thấy các cô đến lớp và ra về mà không có cơ hội tiếp xúc. Vậy thì các cô gái đã
để lại ấn tượng gì đối với 200 sinh viên đó?

Cuối học kỳ, các sinh viên trong lớp được xem ảnh của mỗi cô gái và được hỏi có

nhận ra cô gái trong ảnh hay không. Chỉ có khoảng 10% sinh viên nói là cô gái trong bức

nh trông quen quen. Không ai dám khẳng định: “Cô ấy học cùng lớp với tôi”. Ngay cả

những sinh viên nói rằng đã từng gặp một trong số họ cũng không nhớ đã gặp các cô ở
đâu. Nói cách khác, giao tiếp thụ động ảnh hưởng không nhiều đến nhận thức.

Tuy nhiên, ở khía cạnh tiềm thức thì lại là một việc khác. Cô gái nào đến lớp nhiều

hơn được đánh giá thu hút hơn. Và có một khoảng cách rất lớn giữa cô gái tham gia 15
tiết học và cô gái không học tiết nào. Tuy phần đông sinh viên không nhớ rõ cả bốn
cô, nhưng việc xuất hiện nhiều lần đã giúp hình ảnh cô gái in vào tiềm thức của các
sinh viên và khiến họ trông lôi cuốn hơn.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Chúng tôi thật sự kinh ngạc trước hiệu ứng tương đối

mạnh của sự lôi cuốn bề ngoài. Các sinh viên tỏ ra yêu mến cô gái này hơn cô gái kia
chỉ vì cô ấy quen thuộc hơn”. Nói cách khác, một người càng thân quen, dù chỉ trong
tiềm thức, cũng sẽ trở nên có sức hút hơn.

Và hiện tượng này không dừng lại ở khía cạnh lôi cuốn. Khi các sinh viên trong giảng

đường đánh giá về khả năng kết bạn với bốn cô gái, cô thứ ba và thứ tư nhận được tỷ
lệ 43% và 41%, còn cô thứ nhất và thứ hai là 60% và 57%. Việc đến lớp và xuất hiện
trước mặt mọi người nhiều hơn đã giúp hai cô gái này “thắng” về điểm thân thiện và
lôi cuốn. Đây chính là hiệu ứng của yếu tố gần gũi về mặt khoảng cách.

Có thể thấy rằng con người có xu hướng kết thân và xây dựng mối quan hệ, hay

bắt sóng cảm xúc, với những người sống hoặc làm việc bên cạnh mình. Ngay cả sự
tiếp xúc thụ động cũng có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ. Câu thành ngữ “thân quá hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.