- Tất nhiên. Phải như vậy - Bác trả lời, tay bẻ lái và nói thêm: Cô ta sẽ rất
sung sướng.
- Đây là trạm cấp cứu, đồng chí đại úy - Bác nói và dừng xe trước một
gian nhà lá, tường trát vữa trắng.
Sau khi cảm ơn bác, vừa nhảy xuống đất, tôi đã thấy mấy khuôn mặt tò
mò của những cô gái lấp ló ở các cửa sổ. Ma-ri-a chạy đến và trước khi tôi
đủ thời gian ôm cô trong vòng tay thì đã bị một đám các cô y tá trẻ tuổi vây
quanh. Những câu hỏi, câu đùa như mưa rào.
Rồi tôi cùng đi với Ma-ri-a về nhà cô.
- Bây giờ cho anh ăn gì nhỉ - Cô mỉm cười nói - Vì các phi công đều là
những người khó chiều.
- Cái gì em muốn thì anh cũng thích - Tôi vừa trả lời vừa ngắm khuôn
mặt dịu dàng hơi gầy của cô.
Trong cát ngày đầy hạnh phúc ấy, chúng tôi dạo chơi trên tất cả những
con đường nhỏ và đường mòn quanh thị xã Xta-nhít-xa cũ. Nói đủ chuyện,
vui cười và đôi khi buồn lặng. Ma-ri-a bật khóc khi biết tin Va-đim đã mất.
Vì anh không chỉ là bạn tôi, mà còn là người bạn tốt và chân thành của cô.
Hôm sau, tôi lên đường, Ma-rị-a muốn đưa tôi ra tận máy bay, nhưng tôi
không đồng ý. Cô lấy làm lạ. Tôi không muốn giải thích cho cô là mọi phi
công đều xem sự có mặt của một phụ nữ ở sân bay là một điều gở. Tôi
không tin, nhưng tôi e ngại vi phạm một tục lệ cổ truyền.
Trên đường trở về, tôi nghĩ đến Ma-ri-a, đến cuộc sống sau chiến tranh,
đến hạnh phúc chung sống. Nhưng con đường dẫn đến hạnh phúc ấy còn
phải trải qua nhiều thử thách ác liệt của chiến tranh.
Tsu-va-skin đón tôi ở sân bay.
- Đồng chí đại úy, hôm nay - Anh hấp tấp nói, rồi bất thần ngừng lại.
Tôi không nhin được cười vì thái độ cảm động của đồng chí thợ máy vốn
luôn luôn điềm tĩnh và đôi khi trở thành chậm chạp.