cả: nước đóng băng, đạn trái phá, ít nhất là hãy tránh cho họ khỏi những
trái bom. Chúng ta có đủ sức mạnh và phương tiện để làm việc đó”.
Vừa là cấp chỉ huy lại là phi công, trước hết tôi muốn làm sáng tỏ đường
lối và phương pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thể chỉ bằng các
biên đội tuần tiễu. Một trung đoàn tiêm kích không đủ, phải có nhiều trung
đoàn.
Và, một phương án lóe ra trong óc. Tôi đề nghị Tư lệnh lực lượng không
quân bổ sung cho chúng tôi một đài ra-đa và một trạm vô tuyến cực mạnh.
Đồng chí Tư lệnh bảo đảm sau ngày mai các phương tiện nói trên sẽ có ở
sân bay.
Sau khi những đề nghị cần thiết đã được giải quyết, tôi liền dẫn sự chú ý
của đồng chí Tư lệnh đến những đôi giày của phi công. Họ đều đi những
đôi ủng tồi tệ; gây nên một cảm giác khó chịu.
- Sao các đồng chí không mang đổi? - Đồng chí tư lệnh hỏi
- Người ta không cho. Họ nói “nó chưa hết nên hạn dùng”.
- Niên hạn dùng? - Đồng chí tư lệnh ngạc nhiên - Cứ như đó là lỗi của
các phi công, nếu bùn lầy kéo dài hàng tháng ở đây và họ phải lội trong
bùn!
- Anh em đã nói như thế nhưng người ta không nghe.
- Các đồng chí sẽ có ủng.
Bảo vệ sông Xi-vát-sơ làm sao để không một trái bom rơi xuống đầu bộ
binh - đó là nhiệm vụ đặc biệt thứ nhất trên giao cho trung đoàn chúng tôi.
Tôi quyết định bố trí một phi đội ngay bên bờ đầm lầy Xi-vát-sơ ở Dru-
giê-li-u-bốp-ca và tổ chức tại đó một trạm cảnh giới thường trực. Khi bọn
máy bay ném bòm vừa xuất hiện ở phía chân trời, biên đội trực ban phải cất
cánh ngay bằng “mắt”.
Còn từ sân bay chính, chúng tôi quan sát bầu trời bằng ra-đa; ra-đa cho
phép phát hiện các máy bay địch sớm, trước khi chúng đến gần tuyến mặt
trận.