thợ lợp nhà của tôi đối với một gia đình đông con là nguồn thu thập nhiều
hơn tiền học bổng học nghề.
- Đồ ăn hại - Một hôm cha tôi la lên. Tôi thật sửng sốt, mặc dủ lời ông
nôi là sự thật chua chát.
Không muốn là gánh nặng cho gia đình, một hôm tôi thu xếp một túi
quần áo nhỏ và rời gia đình, rời căn nhà mà tôi đã sinh ra và lớn lên.
Tôi đã để lại thời thơ ấu giữa những bức tường căn nhà để dấn thân vào
những năm tháng hấp đẫn và đầy khó khăn của tuổi thanh niên. Tôi không
hiểu rằng kể từ ngày ấy tôi vĩnh viễn rời bỏ quê hương làng xóm.
Tôi đến sống ở khu thợ thuyền. Tòa nhà ba tầng đó ở ngay đầu “khu phố
xã hội”. Ra khỏi cửa là thấy thảo nguyên trải dài thẳng trước mặt đến tận
chân trời. Nếu nhìn về phía phải, ta thấy bên kia sông Ô-bi, khu rừng tai-ga
màu xanh nhạt.
Những năm tháng học nghề thật là khắc nghiệt. Học bổng thì không đáng
kể. Không thể chờ đợi sự giúp đỡ của gia đình. Mùa đông, cái lạnh lẽo của
Xi-bê-ri như làm cho người ta nghe thấy âm thanh của không khí với những
đôi giày đã mòn hỏng từ mùa hè, vẫn phải đi một hoặc hai giờ trên xki...
Tôi tự đặt thời gian biểu làm việc rất nghiêm khắc. Buổi chiều tôi học tập
ở trường dạy nghề đến tận bốn giờ, còn buổi tối ở viện xây dựng cơ khí,
trực thuộc nhà máy. Sau đó, tôi đến câu lạc bộ những người hợp lý hóa và
sáng chế để đóng góp cho họ ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ đoàn thanh niên
Côm-xô-môn giao cho, bởi vì tôi cũng là tác giả của một vài dự án cải cách
sản xuất.
Mười sáu người chúng tôi ở chung một căn buồng, những căn buồng bên
cạnh cũng đông không kém. Chúng tôi không mua được lương thực gì khác
ngoài những thứ đã ghi trong sổ thực phẩm mà không phải lúc nào cũng
mua hết, tất nhiên là như vậy.
Tầng một ở ngay dưới chúng tôi là lò bánh mì, mùi thơm của bánh mới
ra lò luôn luôn kích thích lỗ mũi. Khi có đoàn xe lương thực thực phẩm
đến, toàn phòng ầm ầm chạy bổ xuống thang. Phải nhanh chân chiếm chỗ