Những nhà máy này, thì hãy còn quá ít trong thành phố, song những thanh
niên thất nghiệp thì có hàng nghìn! Dù vậy đến cuối mùa hè, tôi đã ghi tên
ở sở tìm việc làm, và bắt đầu hàng ngày đến căn buồng ám khói lúc nào
cũng chật ních người tưởng đến vỡ ra, để chờ lựa chọn.
Cha mẹ tôi, mà tôi không hề hé răng nửa lời về ước vọng trở thành phi
công của tôi, đã nhờ một ông cậu khác làm nghề kế toán nhận tôi vào học
nghề giữ sổ. Cái nghề nghiệp “trí thức” này cũng vô cùng hấp dẫn đối với
nhiều người, Nhưng nó lại không hợp với tôi. Tôi không muốn nghe nói
điều gì khác ngoài những gì mở đường cho tôi vào ngành hàng không. Tôi
đã thẳng thừng từ chồi, do đó đã làm nảy ra nhiều cuộc tranh cãi mới về
vấn đề của tôi.
Thời gian trôi qua. Mùa hè, tôi vẫn làm thợ lợp nhà, còn mùa đông tôi
đến trường. Tôi học xong lớp bảy vào năm 1928. Sở tìm việc làm chẳng
giúp gì được cho tôi cả.
Năm đầu tiên của kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã đến. Trong kế
hoạch năm năm này, một công trường chủ yếu được chuyển cho cái thành
phố nhỏ, lúc ấy vấn là Nô-vô-xi-biếc, đối diện với Nô-vô-nhi-cô-lai-ép-ca.
Với nhịp điệu phát triển nhanh, ở đây bắt đầu xây dựng nhiều nhà máy lớn.
Phía bên kia mặt nước sông Ô-bi, ở giữa đồng cỏ, gần cái làng nhỏ Cri-vốt-
sê-cơ-vô, người ta đặt nền móng của một nhà máy lớn làm máy kéo nông
nghiệp, nhà máy “Síp-côm-ba-in” (hiện nay là nhà máy “Síp sen-mát”)
Niềm vui tràn lên từ trái tim các chàng thanh niên. Con đường vào công
trường mới từ nay sẽ mở rộng cửa cho những người thất nghiệp và “sở tìm
việc làm” - Cái tượng trưng của xã hội cũ - đã hết thời? Những cán bộ công
nhân của những công trình cơ khí to lớn mới được đào tạo trong những
trường dạy nghề của các xưởng chế tạo và các nhà máy. Và tôi cũng có tên
trong số ba nghìn người đầu tiên. Ở bộ phận học ngành chữa khóa.
Kế hoạch của tôi nung nấu lâu ngày, được thực biện từ từ nhưng chắc
chắn. Tôi đã chiến thắng. Nhưng sự xuất hiện của tôi ở gia đình với bộ
đồng phục của trường dạy nghề chỉ làm tôi bị nhiều quở trách. Tiền lương