đường liên lạc ở hậu phương chúng tôi. Và chúng tôi bắt đầu giội bom đạn
xuống những con đường rừng.
Trở về sân bay, đồng chí thợ máy vừa kiểm tra máy bay vừa hỏi tôi:
- Làm sao mà những lá thông nhọn hoắt lại chui vào được chóp cánh
quạt và dưới những đinh tán?
Nhớ lại động tác khi tôi bổ nhào công kích, tôi rùng mình hú vía: chỉ
thấp một chút nữa là tôi không thể vọt lên được.
Ở gần Giu-tơ-bốc, chúng tôi đã phải tham gia một trận đánh thực sự với
những đội quân Đức. Trung đoàn trưởng Bô-brốp đã phân phát súng bộ
binh cho tất cả các cơ quan chuyên môn và yêu cầu họ tham gia bố phòng
mắt đất, đồng thời anh phái các phi công đi ném bom vào những đoàn quân
địch.
Bọn Hít-le từng đoàn nối nhau xông ra khỏi khu rừng. Những đội cảnh
vệ nhỏ bé của sân bay đã đón chúng bằng loạt đạn dày đặc. Còn những máy
bay tiêm kích không ngừng tiến công chúng từ trên cao, đến chiều, một bộ
phận quân Đức trốn vào rừng, trong khi đó, khoảng ba nghìn lính hạ vũ khí
đầu hàng.
Ngày mồng 1 tháng Năm ấm áp và đầy nắng đến với chúng tôi trên sông
En-bơ. Các chiến sĩ của Quân đội Xô viết đã cắm lá Cờ đỏ lên trên nhà
Quốc hội Đức, đã đánh một đòn tối hậu vào những đám tàn quân của binh
đoàn phòng thủ Đức. Ngày hôm ấy, rất ít máy bay chúng tôi cất cánh từ sân
bay đi làm nhiệm vụ. Chỉ có trung đoàn tiêm kích cận vệ đưa lên không
một tốp máy bay quan trọng bay đến Béc-lin.
Nhưng lần này họ chấp hành một nhiệm vụ đặc biệt, trên một chiếc máy
bay mang một tấm thảm đỏ lớn ghi chữ “Chiến thắng”. Sau khi lượn một
vòng trên thành phố Béc-lin đã thất thủ, những máy bay tiêm kích thả tấm
thảm ra, nó được gió đẩy và từ từ rơi xuống. Hàng nghìn chiến sĩ bộ binh,
xe tăng, pháo binh, đều trông thấy và nhiệt liệt hoan hô những phi công đã
báo cáo với Tổ quốc thắng lợi cuối cùng đã giành được trước lực lượng
không quân Đức phát xít.