thước mà rất cân đối, khuôn mặt rám nắng, gò má cao, chiếc chiếc mũ ca lô
Mỹ và con người đứng trước mắt là người bạn cũ, thủy chung của trường
quân sự.
Lần cuối cùng, Cô-xchi-a và tôi gặp nhau, đó là vào năm 1934, khi mỗi
người chúng tôi trở về đơn vị công tác. Rồi mấy năm sau, tôi được tin anh
đã trở thành phi công, và đến khi xảy ra chiến tranh, anh đã chỉ huy một
trung đoàn không quân.
Cô-xchi-a Pin-sơ-chi-cốp, người bạn của thời niên thiếu sung sướng của
tôi, trở thành người khách quý trong căn nhà nhỏ trên bờ sông En-bơ. Làm
sao anh lại có thể nghĩ là tôi không nhận được ra anh, và làm như không
biết anh vì anh mặc bộ quân phục nước ngoài
- Cởi nó ra, Cô-xchi-a, hãy mặc cái áo va-rơ của cậu, cái quần của mình
và cậu cũng chẳng cần phải bỏ bớt một vài ngôi sao gắn trên quân hàm vai.
Ở chỗ tôi có đủ nhũng thứ cần thiết cho anh bạn: quần áo, lương thực,
tấm lòng tốt. Chúng tôi trò chuyện, kể về những năm tháng không thể nào
quên, đầy lòng khát khao hiểu biết, không mệt mỏi, về những trò nghịch
ngợm trẻ con và về công việc nặng nhọc để đạt cho được ước mơ của
chúng tôi.
Cô-xchi-a chỉ ở chỗ tôi có một ngày. Tôi giúp anh đi đến một thành phố
mà anh có thể lên xe lửa. Anh muốn nhanh chóng trở về nhà, trở về Tổ
quốc. Ở đó, người ta còn chưa biết rõ số phận anh ra sao.
Những câu chuyện kể của Pin-sơ-chi-cốp về đời sống trong những trại tù
binh, những chặng đường khắc nghiệt của các đoàn tù binh bị áp giải, làm
tôi nhớ đến Ba-bắc. Bây giờ anh ở đâu. Nếu anh còn sống, làm thế nào tìm
được anh? Cả anh nữa, chắc chắn sau khi được giải phóng, sẽ là một trong
số những người mà họ đem đi dưới sự canh gác nghiêm ngặt của những tên
gác vũ trang và người ta có thể cho anh nằm ngủ dưới đất, trong những trại
dừng chân dọc đường