Phi đội vẫn chưa về. Những phút chờ đợi dài dằng dặc. Dường như ở
mặt đất, thời gian trôi chậm hơn ở trên không.
Họ đã về. Nín thở, tôi đếm đi đếm lại số máy bay... Thiếu một chiếc. Một
đồng chí thợ máy nhìn số hiệu và nhận thấy vắng Đốp-nhi-a, một phi công
trong biên đội tôi. Tôi vội vàng khập khiễng đi về chiếc máy bay đầu tiên
đang lăn vào vị trí đỗ. Tôi được biết Đốp-nhi-a đã bị phòng không địch hạ
gần Un-ghê-ni. Mọi người đã thấy anh nhảy dù.
Những ngọn đồi và cánh đồng xứ Môn-đa-vi, những con đường đầy quân
đội Đức, lại hiện ra trong óc. Đốp-nhi-a sẽ phải vượt qua, gặp nhiều khó
khăn để trở về với quân ta, sẽ rất gay go. Mặt trận đã trải dọc sông Dơ-nhi-
ét. Ôi? Đốp-nhi-a thân yêu, mới ngày nào cậu còn vui sướng đọc cho mình
nghe mẩu tin tức của người thân từ hậu phương xa xôi gởi tới. Bao giờ
chúng ta lại gặp nhau? Liệu còn trông thấy nhau nữa không? .
Biên đội tôi chỉ còn lại mình Di-a-sen-cô. Anh sẽ đánh thế nào nếu
không có Đốp-nhi-a và tôi? Biết bao lần chúng tôi đã ứng cứu nhau.
Không, ngay hôm nay, tôi phải bay đi làm nhiệm vụ? Vì tình bạn với Lê-ô-
nít Di-a sen-cô và để trả thù cho Pi-ốt Dốp-nhi-a...
Kỹ sư khẩn trương giao máy bay cho tôi bay thử: Vứt chiếc gậy; tôi
khoác dù và ngồi vào buồng lái:
Chiếc Mích lăn bánh rất tuyệt trên đường băng, nhưng khi đã rời mặt đất
thì không làm sao thu được càng. Hệ thống thu làm việc bình thường song
những chiếc khóa không móc lại được. Phải hạ cánh ngay.
Kỹ sư và thợ máy vừa tìm ra nguyên nhân trục trặc thì điện thoại sở chỉ
huy báo: phi đội chuẩn bị cất cánh đi ném bom Bi-en-xư. Đúng như vậy
chúng tôi cần phải tiến công xuống chính sân bay của mình mà giờ đây
máy bay Đức đã đậu.
Sân bay đã bị trung đoàn đánh. Đường hạ cất cánh đã lỗ chỗ những hố
bom của chúng tôi ở đó. Xtê-pan Na-da-rốp đã hy sinh trong một trận chiến
đấu kịch liệt giữa sáu chiếc Mích và mười tám chiếc Met-xe. Tưởng nhớ tới
Đốp-nhi-a và Na-da-rốp, lòng mong mỏi hỗ trợ về tinh thần cho Đi-a-sen-