nội kể), lâu lắm mà vẫn đứng đấy, nhìn về bốn phía. Minh vẫn có cảm giác
những Tháp Chàm kia đang ngó theo…
Giá như có ông nội đi cùng, ông nội đã kể cho Minh nghe bao nhiêu
chuyện dọc đường.
Xe tới Sài Gòn vào một buổi chiều nắng gay gắt. Cái đầu tiên Minh gặp
ở Sài Gòn là những người ăn mày và những nhà cao vút.
Vừa bước xuống xe, mẹ con Minh đã bị những người ăn mày bao vây và
van vỉ xin bằng được. Ngồi vào quán ăn uống lại càng gặp nhiều ăn mày.
Ăn mày trẻ con bằng Minh cũng nhiều, có đứa tóc vàng, mắt xanh nữa. Mẹ
bảo đó là đứa trẻ lai Mỹ. “Sao các bạn này không đi học? – Minh nghĩ vậy.
Vào tuổi như thế, các bạn mình ở Hà Nội toàn đi học cả…”
Nhà ông ngoại hẹp và kẹt giữa hai ngôi nhà to cao. Đứng xa trông như
một cái răng kẹ bị ép giữa hai cái răng bàn cuốc. Mẹ Minh rụt rè bấm
chuông còn Minh thì ghé mắt nhìn qua khe cửa, thấy một ông cụ tóc bạc
phơ, người gầy đét, lòng khòng ra mở cửa. Mẹ ôm choàng lấy ông và nghẹn
ngào:
- Bố ơi, con đây!
- Mẹ con thằng Minh vào với ông đấy à? – Ông nắm lấy vai mẹ lẩy bẩy,
mái tóc rung lên và lưng ông như còng xuống.
Ông cười và nước mắt cứ giàn giụa. Tao nhận được thư, lúc nào tao cũng
mong mẹ con mày vào.
Ông nắm lấy tay Minh và kéo Minh lại gần ông. Minh thấy hơi sờ sợ.
Trông ông mỏng manh như một cái bóng chứ không phải là người thật. Ông
chẳng to lớn như mẹ kể chút nào. Nếu như ông không có hai cái răng khểnh
trước cửa thì chắc chắn là Minh không đoán ra ông. Ông nói lơ lớ giọng
miền Nam phải nhờ mẹ cắt nghĩa mới hiểu hết được. Ví dụ: bệnh viện thì
ông gọi là nhà thương; bác sĩ ông gọi là đốc-tờ; bồi dưỡng ông gọi là tẩm
bổ; người tốt ông gọi là người có đức hạnh v.v… Mẹ bảo những từ ấy là
những từ cổ, ở Hà Nội không ai còn dùng nữa, nhưng vì ông đi vào trong
này lâu rồi nên không biết những từ mới ngoài Bắc đã thay đổi…
Dẫu sao thì Minh vẫn thấy xa cách với ông ngoại, mặc dù ông vẫn chăm
sóc và chiều chuộng Minh từng tí một. Minh thoáng cần cái gì là ông làm