BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG - Trang 92

sau cảm thấy đứng mãi ở đây không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp
đi.

Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy

ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng,
chúng tôi thay nhau viết:

“Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của họa sĩ

Nguyễn Thừa Bản!”

“Bức tranh vẽ tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Họa sĩ là

một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc họa sĩ mạnh khỏe
v.v…”

Rồi chúng tôi ký những cái tên giả danh các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa

chúng tôi, không ai biết việc này.

Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin:
- Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi… cũng được một số người

thích… họ có ghi cảm tưởng… Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi
lại…

Thầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận:
- Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại tôi sẽ sửa chữa nhiều

hơn…

Thương thầy quá, chúng tôi suýt òa lên khóc. Bây giờ, nhiều năm đã trôi

qua, chúng tôi đã lớn lên, đã làm nhiều nghề khác nhau, có người là cán bộ
quân đội, có người là công nhân. Hiền trở thành kỹ sư và tôi làm nghề viết
báo. Chỉ có Châu họa sĩ. Tuy còn trẻ, Châu đã có nhiều tác phẩm, được
quần chúng và đồng nghiệp đánh giá cao… Nhưng Châu và chúng tôi
chẳng hề quên thầy Bản. Không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội họa, thầy
còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân
trọng với công việc của mình.

Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng

đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý trọng
biết bao.

Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính

chúng tôi – những học trò của thầy – đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.