đoạn dưới cũng đoán được nghĩa. Ví dụ như tiếu “du dương” ta có thể
không hiểu nghĩa của nó, nhưng nếu ta thấy có tiếng “giọng” đứng trước thì
ta đoán được ngay du dương là một tĩnh từ để tả một thứ giọng nào đó.
Nhưng đoán nghĩa như vậy không đủ, vì ta mới hiểu được lờ mờ thôi, ta
phải tra tự điển để hiểu thêm. Đừng mỗi lần gặp tiếng mới lạ, mở tự điển ra,
như vậy hết hứng thú. Ta chỉ cần gạch dưới những tiếng đó để hết chương
sẽ tra nghĩa một lần.
NGHE DIỄN GIẢ CÓ TÀI
Những diễn giả có tài thường dùng nhiều tiếng mà ta còn lạ; nghe họ, ta
được cái lợi là lần lần quen với những tiếng ấy. Nếu nghe rồi mà lại được
đọc bài diễn văn đó đăng trên báo hay in trong sách thì càng ích lợi nhiều
nữa.
Tại sao bạn không bắt chước George Bernard Shaw, một văn hào Anh, nổi
tiếng về tài dùng tiếng? Ông tiếp xúc với đám bình dân, nghe họ nói
chuyện và để ý ghi chép những tiếng du dương như đàn sáo, rực rỡ như kim
cương rồi về dùng trong văn của ông. Ta đừng tưởng những người nhà quê
không có gì cho ta học đâu. Lời lẽ của họ nhiều khi bóng bẩy, hóm hỉnh, tư
tưởng của họ nhiều khi thâm trầm và xác đáng mà ta không ngờ.
ĐỌC NHỮNG SÁCH VIẾT VỀ TỪ NGỮ
Ở Pháp và Anh có nhiều sách nghiên cứu về từ ngữ. Như Pháp có cuốn
Vogage à travers les mots của Albert Dauzat, ở Anh có cuốn On the study
of words của Richard Chenevix Trench, The Romance of words của Ernest