BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 121


Có những tiếng mới dùng thì rất khéo, rất lạ, nhưng về sau nhiều người
dùng quá, thành ra sáo, như: kim ô, vầng ngọc thố… Phải tránh những
tiếng đó.

5. Phân biệt những tiếng lóng và những tiếng thanh nhã.

Trên kia tôi đã chỉ một vài tiếng lóng. Bất kỳ nghề nào cũng có những tiếng
ấy. Nghề lái xe vận tải có những tiếng: “gió lớn” (có nhiều khách), “bị cò
mổ” (bị lính phạt).

Nghề buôn bán có tiếng “nhảy dù” (buôn lậu). Trong giới học sinh có tiếng
“trúng tủ”, “đánh phép”… Không thể nào diệt những tiếng đó được hết.
Chẳng những vậy, có nhiều tiếng được mọi người dùng, thành tiếng thông
thường, mất tính cách lóng đi, như tiếng “nhậu”, mới đầu là một tiếng lóng
của bọn say sưa, bây giờ đã được văn nhân, thi sĩ dùng rồi. Nhờ vậy dụng
ngữ của ta mới mỗi ngày mỗi giàu thêm.

Nhưng cũng không nên để tiếng lóng của nghề nghiệp lan tràn vào những
khu vực khác, cho nên ta phải thận trọng lắm khi dùng một tiếng ấy. Chỉ
khi nào nói chuyện với người trong nghề hoặc không còn dùng tiếng nào
khác để diễn ta ý ta một cách đúng hơn được, thì mới nên dùng nó.

6. Hiểu rõ những tiểu dị giữa những tiếng đồng nghĩa.

Muốn dùng tiếng cho đúng, phải biết rõ nghĩa những tiếng đồng nghĩa và
nên có cuốn Việt ngữ tinh nghĩa tự điển của Nguyễn Văn Minh.

Đừng nói “Tôi nhìn một cách âu yếm”, mà phải nói tôi “ngắm”; đừng nói
“nghiêng mắt mà nhìn”, phải nói “nghé trông”; đừng nói “tôi thình lình
thấy”, phải nói “tôi nhác thấy”… Còn những tiếng khác cũng đồng nghĩa
với “thấy” như: trông, nom, nhìn, nhận, dòm, liếc, xem, coi… Bạn có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.